Dân gian Việt Nam có câu “Tâm sinh tướng tướng sinh mệnh” và hiện nay thường được dùng trong lời nói giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Vậy khái niệm này có thật không và có thể cải thiện không? Khái niệm “Tâm sinh tướng” là gì, “tướng do tâm sinh” là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tâm Sinh Tướng Có Thật Không? 8 Cách Cải Thiện Tướng Mạo Từ Tâm
1. Tâm là gì? Tướng là gì?
1.1. Tâm là gì
“Tâm” trong tiếng Hán có nghĩa là tim, ý chỉ mọi cảm xúc và trạng thái con người đều xuất phát từ trái tim. Đây là một thuật ngữ trong triết lý Phật giáo và Đạo giáo, bao hàm nhiều ý nghĩa đề cập đến các dạng tinh thần, hay hiện tượng phi vật chất.
Khi con người có yêu, ghét, hận thù, hay cảm thấy ngọt ngào, cay đắng đều là các nhận thức từ tâm, từ trái tim của họ. Bởi vậy có thể nói “Tâm” chính là “hạt nhân trung tâm” của mọi quan hệ nhân quả.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe đến các khái niệm “trung tâm”, “tâm điểm”, “đồng tâm”,… đều ám chỉ đến các sự vật, hiện tượng vật chất có liên quan đến những vị trí quan trọng và là nguồn khởi phát của mọi việc. Đó chỉ là một cách mượn khái niệm “Tâm” để diễn đạt và trình bày cho dễ hiểu chứ không phải là định nghĩa đúng về nó.
>>>Có thể bạn quan tâm: Trực giác là gì? Có nên tin vào những gì mà trực giác mách bảo không?
“Tâm” chính là bản thể con người. Cách ứng xử, thái độ, tính cách của một người đều là từ tâm mà ra. Qua đó có thể hiểu “Tâm” chính là những kinh nghiệm, sự ghi nhận, đánh giá và sự tự thay đổi qua quá trình đúc rút, học hỏi của bản thân. Và nó hoàn toàn không dính líu đến thân xác, nhưng nó lại nằm trong chính thân xác của mỗi người.
1.2. Tướng là gì?
“Tướng” trong khái niệm “tướng do tâm sinh” ý là dùng để chỉ vẻ bề ngoài của một con người, bao gồm tướng mạo: khuôn mặt, dáng người, cao to hay thấp bé, đẹp hay xấu,… Đây là khái niệm thể hiện cơ thể vật chất của một người, hay hiểu rộng hơn như là một sự vật, hiện tượng hữu hình, có thể nhìn thấy được, cầm nắm được, đụng chạm được, cắt sửa được,…
Nói về tướng mạo thì ngày nay đã có thể phẫu thuật thẩm mỹ theo ý muốn của bản thân. Người có tướng mạo đẹp chưa chắc đã có nội tâm đẹp, nhưng người có tâm địa thiện lương chắc chắn có tướng mạo đẹp và hài hòa.
2. Tâm sinh tướng là gì? Tại sao nói tâm sinh tướng?
Như vậy có thể hiểu “Tâm” chính là ở sâu thẳm bên trong con người, “Tướng” là phần biểu hiện ra bên ngoài. “Tâm sinh tướng” hay “tướng do tâm sinh” tức chính là nội tâm, tâm địa của một người như thế nào thì sẽ bộc lộ ra diện mạo bên ngoài của người đó.
Người có tâm địa thiện lương thường sẽ có khuôn mặt thanh tú, người có lòng bao dung thường sẽ có khuôn mặt tròn đầy đặn, người tính toán hẹp hòi thường dáng người không quá cao ráo. Người có khuôn mặt thanh tú, hòa nhã nhưng không cao thường là người tốt nhưng sống hà tiện, biết nghĩ nhưng chưa biết làm,… Nói cách khác, mọi quan hệ nhân quả của một con người đều từ tâm tính của người đó mà ra.
Đây cũng là cách nhân tướng học hay tướng số học đã ứng dụng để biết được tính cách, hành vi của người đó nhằm điều chỉnh cho phù hợp để cải thiện vận số, số mệnh cho bản thân.
Tuy nhiên, cũng không phải “trông mặt mà bắt hình dong”, không phải cứ xem vẻ bề ngoài đẹp hay xấu mà đánh giá hết được. Còn có các yếu tố đánh giá khác như thái độ sống, hành vi ứng xử, lòng trắc ẩn, thanh âm giọng nói,… để biết được một người như thế nào.
3. Tâm sinh tướng tướng sinh mệnh có thật không? Có cải thiện được không?
3.1. Về tâm sinh tướng
Tướng mạo con người vẫn có thể thay đổi theo thời gian nếu tâm tính của một người có thể thay đổi. Tâm sinh tướng tướng sinh mệnh là có thật. Khái niệm này đã được đúc kết từ xưa bởi các bậc tiền nhân.
Cho dù bản thân có chăm chút vẻ bề ngoài nhưng vẫn không giấu được những tâm địa bên trong. Không phải cứ chưng diện mặt hoa da phấn nghĩa là tướng đẹp. Tướng đẹp ở đây là sự hài hòa, cái “thần” toát ra bên ngoài, thường hay được gọi là “thần thái”.
3.2. Về tướng sinh mệnh
Chỉ có khi con người sống lành mạnh, bao dung, nhân ái,… thì tự khắc mọi đau khổ, sóng gió cũng sẽ vượt qua. Do đó nếu như bạn có một một cuộc sống không hoàn mỹ, thì hãy ý thức lại thái độ sống của mình. Chỉ khi sống với một tấm lòng đẹp, bạn mới thu hút được những năng lượng tích cực. Chỉ khi con người bạn tích cực thì cái “thần” bạn toát ra mới tích cực, từ đó thu hút được những điều may mắn đến với cuộc sống.
Tướng là do tâm sinh, mà tâm sinh ra mệnh, vì thế cũng có thể nói tướng sinh mệnh. Có thể rất khó tin, nhưng những ai hiểu về Phật giáo sẽ biết “Tâm sinh tướng tướng sinh mệnh” là dựa theo luật nhân quả, cũng chính là quy luật hấp dẫn của vũ trụ. Những người thiện lương rồi cũng sẽ gặp được những người thiện lương giúp đỡ, thu hút những điều tốt đẹp đến với họ.
Tham khảo tin đăng mua bán nhà đất dưới đây nếu bạn đang tìm kiếm một tổ ấm mới:
4. 8 cách cải thiện tướng mạo tốt hơn theo Phật giáo
4.1. Luôn giữ một tâm niệm tốt
Tâm niệm tốt là khi bản thân không sân si, không ghét bỏ ai, có lòng bao dung và yêu thương vô điều kiện với muôn loài, luôn giúp đỡ người hoạn nạn. Tâm niệm tốt còn như một hạt giống tinh thần, gieo yêu thương, gặt hạnh phúc.
Cũng có câu “nhân sinh không thể đổi nhưng nhân sinh quan là có thể sửa đổi” ý chỉ mỗi con người sinh ra đều có một có một số phận nhất định, nhưng khi có một nhân sinh quan tốt, một tâm niệm tốt thì số phận sẽ luôn mỉm cười với chúng ta – “nhất phúc, nhì vận, tam phong thủy”. Một tâm niệm tốt chính là một người thầy, một tia sáng soi rọi mọi bước đi của mỗi chúng ta. Quý nhân không ở đâu xa, quý nhân chính là ở trong tâm ta đó.
4.2. Sống biết ơn
Không một ai sống trên đời mà không nhận sự giúp đỡ từ người khác. Vì thế mỗi con người chúng ta đều phải biết “uống nước nhớ nguồn”, tôn trọng, quý mến những người có ơn với mình. Cụ thể sống biết ơn là biết hiếu kính với bậc sinh thành, những người dạy dỗ, chỉ dẫn, giúp đỡ bạn,… Hơn thế nữa là biết ơn cuộc đời đã cho mình được sống, được trải nghiệm, điều này giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn, thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Để thực hành lòng biết ơn, mỗi khi có ai giúp đỡ bạn, dù chỉ là điều nhỏ nhặt thôi, bạn cũng nên nói lời cảm ơn và nở một nụ cười thật tươi nhé. Và mỗi sáng thức dậy hãy thầm cảm ơn cuộc đời vì mình lại có thêm một ngày nữa để sống, để trải nghiệm, để yêu thương.
>>>Tham khảo thêm: Lễ Tạ Ơn Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Lễ Thanksgiving
Tìm hiểu thêm: Giải mã hiện tượng ong làm tổ trong nhà và biện pháp xử lý
4.3. Thường xuyên mỉm cười
Người xưa có câu “Một nụ cười là mười thang thuốc bổ”, bạn nên mỉm cười không chỉ với những chuyện vui, mà còn nên tích cực hơn trong những suy nghĩ, hãy mỉm cười với cuộc sống này, hãy thật lạc quan.
Theo Y học, cười còn có các lợi ích khác như: cải thiện hệ miễn dịch, kích thích lượng Dopamine lên não bộ, khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn, xinh đẹp hơn. Đối với những nhà lãnh đạo hay chủ các doanh nghiệp lớn, bạn có thấy trong nụ cười của họ luôn rất đẹp không?
Bởi vì nụ cười là miễn phí, do đó hãy tìm niềm vui trong cuộc sống này, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật tươi đẹp. Về lâu dài, an yên, hạnh phúc chính là liều thuốc làm trẻ hóa tuổi tác, cải thiện vận mệnh. Vì thế, cho dù cuộc sống có khó khăn như thế nào, hãy luôn nhớ mỉm cười khi có thể bạn nhé!
Tham khảo công việc kinh doanh phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
4.4. Dùng những từ ngữ đẹp
Ngôn từ có sức mạnh rất lớn, điều này đã được chứng mình bằng một thí nghiệm khoa học về tác dụng của ngôn từ với nước của tiến sĩ Masaru Emoto người Nhật Bản như sau:
Ông đã cho nước vào một bình nước, dán nhãn bên ngoài với những từ ngữ đẹp nhất, như “tình yêu”, “tôi yêu bạn”, “cảm ơn” rồi cho vào tủ lạnh để đông lại. Sau khi lấy ra soi dưới kính hiển vi đạt được kết quả bất ngờ, những tinh thể nước với những bông tuyết mang hình thù đẹp mắt, đối xứng nhau và trong suốt.
Tiếp theo ông làm thí nghiệm với những bình nước có dán nhãn bên ngoài với ý nghĩa tiêu cực như “đồ ngốc”, “tôi ghét bạn”, “phá hủy”. Sau khi cấp đông và soi dưới kính hiển vi, những bông tuyết hoàn toàn xấu xí, bất đối xứng và mờ tối.
Có thể qua thí nghiệm trên bạn hoàn toàn không tin nhưng đây là một thí nghiệm có thật mà điều này vượt quá khả năng giải thích của khoa học. Không những thế, nước chiếm ⅔ cơ thể con người, vậy nếu không dùng những ngôn từ đẹp với cuộc sống, thì cũng nên dành cho bản thân những ngôn từ đẹp nhất cùng những tâm niệm tốt.
Như vậy ngôn từ đẹp có tác dụng chữa lành rất lớn. Ngôn từ đẹp xuất phát từ cái tâm đẹp, do đó “tâm sinh tướng đẹp”. Cũng giống với khái niệm “Tâm sinh tướng”, ngôn từ là cái vô hình nhưng tác động lên được cái hữu hình.
Ví dụ về những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống, bạn chửi rủa người khác thì bạn cũng nhận lại sự chửi rủa và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp tục. Nếu người khác chửi rủa bạn thì bạn cũng không cần phải quá bận tâm và nhận những điều tiêu cực từ họ, tự người chửi sẽ tự nghe thấy bản thân họ đang quá tiêu cực, và bạn có quyền từ chối nhận sự tiêu cực đó từ họ.
4.5. Biết nhẫn nhịn
Người biết nhẫn nhịn chính là người bản lĩnh vì họ không để bản thân mình rơi vào hố sâu tiêu cực do người khác tạo ra. Người biết nhẫn nhịn là người làm chủ được tình hình và bình tĩnh đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Biết nhẫn nhịn không phải là bị chèn ép mà không lên tiếng, hãy lên tiếng cho cái đúng nhưng hãy nhẫn nhịn trước mọi tiêu cực.
Có thể bạn bị trách móc, bị hiểu lầm, nhưng đó là những đố kỵ đời thường của người khác và cũng là gia vị của cuộc sống này, bạn có thể lựa chọn không dính líu đến những điều đó. Tránh xa mọi thị phi, cám dỗ, hãy đứng vững trước những cạnh tranh, đấu đá, không nên theo bất kì một phe nào.
Nhẫn nhịn còn là một đức tính khôn ngoan và khéo léo trong ứng xử. Và trong cuộc sống này, hơn thua có khi nhận lại thua thiệt nhiều hơn. Bạn vẫn là chính bạn và bạn không cần dừng lại để cho người khác thấy là bạn đúng và làm mất thời gian của bản thân. Hãy “lùi một bước để tiến ba bước”, bạn sẽ bất ngờ khi nhìn lại thấy mình đã đi xa được đến nhường nào đấy!
>>>Tham khảo thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc
4.6. Tin vào Phật
Mỗi người có một đức tin riêng, nhưng tin vào Phật là một sự thiện duyên. Phật là một Bậc Giác Ngộ, tin vào Phật là bạn đã có cho mình một thứ ánh sáng chiếu rọi và đưa đường dẫn lối cho bản thân học tập theo. Đức tin của một người là “căn bản cho sự thành công, và là nguồn gốc của muôn hạnh lành” – Đức Thích Ca dạy. Đức tin không phải là sự u mê, người có đức tin vào Phật không phải nằm ở sự cuồng tín, mà nằm ở sự vô tư trong tâm hồn.
Theo đó nhà khoa học nổi tiếng thế kỷ 20 Albert Einstein cũng từng nhận định Phật giáo là tương lai của một tôn giáo toàn cầu bởi vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.
>>>Tham khảo thêm: Chiêm bái những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, linh thiêng và cổ kính
4.7. Kết bạn với những người lương thiện
Người lương thiện thì ai cũng muốn kết giao, thế nhưng bạn có biết ai mới là người lương thiện không? Trong Phật giáo có giảng dạy rằng những người lương thiện rồi sẽ cùng ngồi lại với nhau, có duyên ắt sẽ gặp lành.
Thực tế cũng cho thấy “nồi nào vung nấy”, “gió tầng nào gặp mây tầng đó” ý chỉ những người tương đồng nhau sẽ luôn tìm được nhau. Bản thân muốn kết giao với những người lương thiện, trước hết bạn cần phải là một người lương thiện. Khi bạn giúp đỡ người khác, người lương thiện họ sẽ luôn tìm cách để báo đáp cho bạn, ngược lại thì với những “kẻ ăn cháo đá bát” bạn cũng không nên quá để bụng làm gì. Đó chính là cách để những người lương thiện ngồi lại với nhau.
4.8. Thường xuyên thiền
Thiền định thực sự có tác động tích cực, hiệu quả đến sức khỏe. Không những thế thiền định giúp tăng cường nhận thức của con người, làm giảm những căng thẳng trong cuộc sống, chữa lành tâm hồn, giúp bạn kiểm soát bản thân tốt hơn, hiểu bản thân mình hơn…
Thiền định là một trong những kỹ năng hữu ích trong cuộc sống giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo hơn mọi sự vật sự việc, giải thích được những hiện tượng mà người khác không hiểu được, giúp con người sống trở nên có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Hơn nữa, thiền định có thể thực hành miễn phí và ở bất cứ đâu. Những người thường xuyên thiền thường có sức khỏe tốt, thông minh và có một vẻ đẹp nội tâm sâu sắc. Họ thường trẻ hơn tuổi và có dáng người cân đối đúng với ý nghĩa “Tướng do tâm sinh”. Có thể nói, thiền là một hình thức có thể rèn luyện thực tế của con người từ “Tâm” cho đến “Tướng”.
>>>>>Xem thêm: Tuổi Canh Thân hợp hướng nào và những điều phong thủy nhà nên biết
Trên đây là cách giải thích của Mua Bán về khái niệm tâm sinh tướng. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được tâm sinh tướng tướng sinh mệnh có thật không và bạn có thể lựa chọn tin hoặc không. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về phong thủy, đừng quên truy cập Blog của thường xuyên nhé!
>>>Xem thêm: 5 Điều từ thiền sư Thích Nhất Hạnh để cuộc sống trở nên hạnh phúc