Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết ở Việt Nam gồm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang tìm hiểu về văn hóa Việt. Mua Bán đã giúp bạn tổng hợp những thông tin cần thiết về phong tục ngày Tết Việt Nam trong bài viết dưới đây. Tiếp tục đọc để hiểu thêm về ngày Tết của người Việt ta nhé!

Bạn đang đọc: Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam là một nét đẹp văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Đây là thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới, khởi đầu cho mọi việc, với hy vọng mọi điều may mắn, tốt lành sẽ đến. 

Ở Việt Nam, Tết cổ truyền là ngày Tết chính thức, đánh dấu sự xuất hiện của mùa xuân dựa trên âm lịch. Đây là lễ hội quan trọng và phổ biến nhất trong năm của người dân Việt Nam. Tết cổ truyền Việt Nam được tổ chức vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng Hai theo âm lịch. 

Các phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam

Tết sum vầy

Tết là thời điểm lý tưởng để mọi người quây quần và thưởng thức bữa cơm gia đình. Trong đó mọi thành viên sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc mà họ đã trải qua trong năm vừa qua.

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Các phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam

Đi tảo mộ tổ tiên

Khi con cháu tập trung đông trong gia đình, họ sẽ cùng nhau đi thăm mộ tổ tiên và dọn dẹp mồ mả. Tại đây, mọi người sẽ cùng nhau dâng hương, hoa quả để cúng và mời vong linh tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Thời gian diễn ra vào dịp cuối năm từ 23 đến 30 tháng Chạp (tháng Chạp âm lịch).

Dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới

Mỗi khi Tết đến xuân về, nhà cửa đều được dọn dẹp sạch sẽ, hoa mai, hoa đào, quất cảnh đều được đặt ở vị trí trang trọng, treo đèn màu nhấp nháy. Những câu đối đỏ được viết bằng chữ nho trên giấy đỏ sẽ được treo lên để cầu chúc một năm mới tốt lành và may mắn.

Lễ cúng tất niên

Trong lễ cúng tất niên, các gia đình mang xôi gà, bánh trái, hoa quả,… ra ngoài trời để cúng bái, thành tâm tiễn đưa những vị thần đã cai quản gia đình mình năm cũ và chào đón thần linh mới giáng trần.

Đưa ông Táo về trời

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình Việt Nam thường có phong tục cúng ông Táo. Theo truyền thuyết xưa, vào ngày này, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những hoạt động trong năm vừa qua. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự sung túc của gia đình thông qua việc bếp núc. 

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Đưa ông Táo về trời

>>> Xem thêm: Tử vi tuổi Mùi 1979 – Tử vi Kỷ Mùi chi tiết trọn đời chính xác nhất 2023

Chợ tết ngày Xuân

Chợ Tết là chợ họp vào dịp Tết (trước Tết từ 25 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp), phục vụ nhu cầu mua sắm, chuẩn bị đón Tết. Chợ Tết được tổ chức ở nhiều nơi từ thành thị đến nông thôn, miền núi, vùng cao đến hải ngoại.

Chơi hoa ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về không thể thiếu cành đào, hoa mai, cây quất. Ngoài ra, còn rất nhiều loại hoa đẹp khác được mọi người yêu thích và tìm mua để trang trí nhà cửa ngày Tết như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,…

Gói bánh

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Gói bánh

Phong tục gói bánh ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa cho đến ngày nay, thể hiện nét đẹp của văn hóa lúa nước. Mỗi khi Tết đến xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh để đón Tết và dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Mâm ngũ quả

Tết đến xuân về, gia đình nào cũng bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt để cúng tổ tiên trên bàn thờ. Mâm ngũ quả còn được coi là biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động vất vả của người nông dân. 

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Mâm ngũ quả

Mâm cơm cổ truyền

Tết là dịp mọi người về quê sum họp bên gia đình để tận hưởng không khí ấm áp, thân tình. Trong văn hóa ẩm thực của nhiều vùng miền, mâm cỗ ngày Tết được chuẩn bị công phu và đẹp mắt với đĩa xôi gấc đỏ tươi, gà luộc rắc lá chanh, các món xào, canh rắc hành và rau thơm. 

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Mâm cơm truyền thống

Bánh chưng miền Bắc

Tết cổ truyền Việt Nam không thể trọn vẹn nếu thiếu món bánh Chưng trong ngày Tết. Mọi người cùng nhau quây quần gói bánh, luộc bánh. Từng thành viên ngồi bên bếp lửa chờ bánh chín để thắp hương lên tổ tiên, cũng như chia sẻ, tâm sự về công việc, gia đình, học tập trong năm qua.

>>> Xem thêm: Tử vi tuổi Đinh Sửu năm 2023 nữ mạng: Liệu có phải một năm bình ổn?

Bánh tét miền Nam

Ở miền Nam, người ta thường gói bánh tét vào dịp Tết đến xuân về, nguyên liệu gần giống với bánh chưng. Nguyên liệu gói bánh tét gồm có: gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ, gia vị, gói bằng lá dong hoặc lá chuối. 

Tìm hiểu thêm: Luận giải ý nghĩa nốt ruồi ở đùi là may mắn hay xui xẻo?

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam
Phong tục tập quán ngày Tết – Bánh tét

Dựng nêu và hạ nêu

Dựng nêu và hạ nêu là một phong tục Tết cổ truyền có ở nhiều địa phương. Được làm từ một cây tre hoặc cây trúc có chiều cao khoảng 5 đến 6 mét. Trên ngọn cây treo nhiều thứ như vàng mã, bùa trừ tà, cá chép giấy, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, cờ lụa, vải đỏ hoặc có khi người ta còn treo cả những chậu đất nung nhỏ lủng lẳng,…

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Dựng nêu và hạ nêu

Đón giao thừa

Giao thừa là thời khắc quan trọng khi trời đất giao hòa. Trong thời khắc linh thiêng này, mọi người trong gia đình thường quây quần bên nhau, xem pháo hoa, đốt lửa,… và tâm sự với nhau những buồn vui trong năm cũ.

Hái lộc đầu năm

Sau thời khắc tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới, mọi người lại đổ về các đền, đình để thắp hương, hái lộc đầu xuân. Khi trở về, mọi người sẽ hái một cành cây non tượng trưng cho quá trình rước may mắn vào nhà. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc bẻ cây hái lộc không được mọi người hưởng ứng.

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Hái lộc đầu năm

Xông đất

Người Việt Nam có phong tục xông nhà đầu năm rất thú vị. Đây là phong tục được kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Chọn đúng người xông nhà đầu năm sẽ khiến cả năm sung túc, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, gặp nhiều điều tốt lành. Nhiều địa phương còn kiêng cho phụ nữ vào nhà trước vì quan niệm rằng phụ nữ không mang lại may mắn cho gia chủ.

Có thể bạn quan tâm: Bật mí thời điểm lặt lá mai để hoa nở rộ dịp Tết 2023

Thăm mộ tổ tiên

Con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đến viếng và dọn dẹp nơi an nghỉ của tổ tiên, họ hàng. Đây là phong tục truyền thống phổ biến của người Việt Nam thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng đối với tổ tiên đã khuất.

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Thăm mộ tổ tiên

Xin chữ ngày xuân

Khi đi chợ Tết, mọi người không quên đi qua cổng chợ để xin chữ thầy. Người xưa thường xin chữ để thờ với mong muốn con cháu học chữ, nên người. Những chữ phổ biến nhất trong phong tục tập quán ngày Tết thường là Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc …

Xuất hành đầu năm

Xuất hành là việc đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng phong tục tập quán ngày Tết này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người trong năm tới. Vì vậy, theo tuổi của mình, mỗi người xem sách lịch do các thầy bói viết để chọn hướng, giờ xuất hành phù hợp. Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người tuân theo.

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Xuất hành đầu năm

>>>Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2023? Đếm ngược tết Quý Mão 2023

Chúc Tết họ hàng, người thân

Giao thừa trôi qua, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đây là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

Việc anh em, bạn bè, làng xóm đến nhà chúc Tết nhau được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt, khiến tình anh em càng thêm khăng khít, hòa thuận.

Khai bút đầu xuân

Khai bút đầu xuân cũng là một trong những phong tục ngày Tết được nhiều vùng áp dụng. Ngày đầu năm mới, người Việt Nam có phong tục khai bút, treo câu đối đỏ để cầu may và mong mọi điều tốt lành, may mắn sẽ đến trong năm mới. 

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

Phong tục tập quán ngày Tết – Khai bút đầu xuân

Cúng ông bà ngày Tết

Cúng rước ông bà 30 Tết

Chiều 30 tháng Chạp sẽ là lúc các gia đình chuẩn bị mâm cơm, hoa quả để bày lên bàn thờ tổ tiên. Khi thắp hương, mọi người sẽ chắp tay thành kính lạy tổ tiên phù hộ cho một năm mới bình an, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Cúng tiễn ông bà mùng 3 Tết

Lễ hóa vàng là lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã để tiễn đưa ông bà về cõi âm sau 3 ngày về với con cháu ăn Tết, còn được gọi là lễ tiễn ông bà ngày đầu năm. Trong phong tục tập quán ngày Tết Việt Nam, lễ cúng hóa vàng cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì, một năm an khang thịnh vượng.

Màu đỏ may mắn

Màu đỏ được chọn nhiều trong dịp Tết vì theo quan niệm màu đỏ là tài lộc, may mắn. Vì thế ngày Tết của Việt Nam tràn ngập sắc đỏ: câu đối đỏ, bao lì xì, quả dưa hấu đỏ, hạt dưa đỏ, lịch đỏ,…

Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Phong thủy vách ngăn phòng khách và 6 lưu ý quan trọng nên biết

Phong tục tập quán ngày Tết – Màu đỏ may mắn

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến thú nuôi hoặc cây cảnh chưng tết thì có thể xem thêm tại đây nhé:

Lí Lắc Pet Store – Shop thú cưng quận 11

Bán bồ câu con, bồ câu giống, bồ câu trưởng thành, bồ câu bố mẹ,

SEN ĐÁ HEO HỒNG & MŨI HEO TRẮNG SIZE 4,5 CM

mình cần nhượng lại 2tr5 2 bé aln 1 đực 1 cái như hình

Mèo Anh lông ngắn tai cụp ( miễn phí ship )

Bán nhím giống giá rẻ Đồng Nai

Mèo giống Mỹ lông vàng cần bán

Bán Ngỗng con, trứng ngỗng (có cồ)

Thanh Lý Nôi Chó Cưng,Hàng Xịn Sò

Combo 100 gốc hoa sứ Ánh Dương từ 7 năm tuổi – Hỗ trợ đến khi ra hoa

Mèo munchkin chân lùn và golden

Bán chó cái giống bec bỉ 1 năm tuổi

Bán cho Husky thuần chủng giá siêu rẻ

Nông sản Hằng Nga chuyên cung cấp giống khoai sọ

Mèo con 3 tháng dễ thương tìm nhà mới

ALASKA giống thuần chủng nhà nuôi/giá HSSV 4,5tr/bé

Thanh lý chuồng mèo cho Petshop

Bán nhím thịt nhà nuôi tại Đồng Nai

Thanh lý cả đàn phốc xinh xinh

Corgi xinh thuần chủng đủ đực cái

Trên đây là một số chia sẻ của Mua Bán về những phong tục tập quán ngày Tết. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về văn hóa về ngày tết ở nước ta. Ngoài ra, đừng quên ghé thăm để tìm hiểu thêm về thị trường trên cả nước nhé!

>>>Xem thêm:

  • Tử vi tuổi Hợi 2023: Có quý nhân phù trợ, một năm thuận buồm xuôi gió
  • Tuổi nào hợp xông đất nhà bạn năm 2023? Có nên tự xông đất nhà mình không?
  • Bạn đã biết mệnh thủy hợp và khắc với mệnh gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *