Chúng ta thường hay nghe nhắc đến cúng dường trong ngôn từ của những người theo Phật Giáo. Có khi là cúng dường Tam Bảo hay cúng dường Chư Tăng để tỏ lòng thành kính của người theo đạo. Để có thể hiểu rõ hơn, hãy cùng Mua Bán lý giải về cúng dường là gì trong Phật Giáo qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cúng dường là gì? Ý nghĩa và hướng dẫn cách cúng dường trong Phật Giáo
I. Cúng dường là gì?
Cúng dường đọc theo âm Hán Việt còn gọi là cung dưỡng. Đây là nghi thức dâng lên các vật phẩm thiết yếu cho Đức Phật, các vị Chư Tăng để tỏ lòng thành kính của người Phật Tử theo đạo.
Theo quan điểm của Phật Giáo, cúng dường là một hình thức tạo công đức bằng các dâng các đồ lễ như hương, hoa, nhang, đèn, kinh sách, y phục, thức ăn,… lên cho các vị Phật, Bồ Tát hoặc các vị Chư Tăng đang tu tập theo giáo lý Phật. Đây là hành động tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp chúng ta khai sáng đạo pháp, ngoài ra cúng dường còn được áp dụng để tạ ơn gia tiên, ông bà tổ tiên nhiều đời.
Hoạt động cúng dường là gì vào các ngày lễ lớn như rằm, mồng 1 hàng tháng và thường được các Chư Tăng hay Phật Tử tổ chức. Cúng dường còn được xem là một hình thức tu tập trong đạo, giúp tích đức, tích phước.
II. Ý nghĩa của lễ cúng dường là gì trong Phật Giáo
Trong quan điểm của Phật Giáo, cúng dường là hình thức cho đi để buông bỏ lòng tham. Có ba loại nghiệp mà con người luôn mắc phải đó là tham, sân và si. Mà tham là nghiệp nặng nhất bởi lòng tham luôn khiến con người bất chấp mọi thủ đoạn để giành lấy thứ mình muốn. Cúng dường khiến con người dẹp bỏ lòng tham, biết cho đi và cởi mở tấm lòng mình hơn.
Kinh Tăng Chi Bộ có ca tụng về hành động cúng dường, bố thí rằng : “Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong bố thí, tâm được tịnh tính. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”
Bên cạnh đó, cúng dường còn là hành động đóng góp một phần vào việc xây dựng, tu sửa chùa tháp, cung cấp nhu yếu phẩm cho các Chư Tăng. Việc này vô cùng có công đức và phước báu, nếu bạn cúng dường với tâm vui vẻ thì chắc chắn sẽ được ghi nhận, luôn được các vị thần phù trợ.
Cúng dường là việc làm không những Phật Tử mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Cúng dường cũng xem là hình thức từ thiện, cho đi thứ mình có sẵn, san sẻ cho người khác để mở rộng tâm thiện lành.
Xem thêm: Tứ Phủ là gì? Những vị Thần nào được thờ trong Tứ Phủ?
III. Cách cúng dường Tam Bảo gồm những gì?
Từ khái niệm cúng dường là gì, chúng ta thấy được sự quan trọng của việc cúng dường trong Phật Giáo. Có ba hình thức cúng dường chính hay còn gọi chung là cúng dường Tam Bảo, cụ thể như sau:
1. Cúng dường Phật Bảo
Cách cơ bản nhất trong cúng dường là gì? Đó là cúng dường Phật bảo, là cúng những vật phẩm thanh tịnh, tinh khiết từ thực vật như hương, hoa, trái cây, nhang, đèn dâng lên Đức Phật. Đây là cách tỏ lòng thành kính và biết ơn của người Phật Tử đối với vị Phật đã khai sáng con đường chân lý, dẫn dắt chúng sanh đi đúng hướng.
2. Cúng dường Pháp Bảo
Muốn biết Pháp Bảo trong cúng dường là gì đầu tiên ta phải hiểu được Pháp Bảo là gì. Pháp Bảo trong Phật Giáo là những lời truyền dạy của Đức Phật, được biên soạn, chép lại thành Kinh sách lưu truyền qua nhiều đời. Thông qua Pháp Bảo, các Chư Tăng, Phật Tử có thể học giáo lý, tiếp thu kiến thức của Phật để từ đó tu tập và thăng tiến.
Cúng dường Pháp Bảo, tức là bạn sẽ cúng dường Kinh sách nhà Phật, bằng các hình thức như sao chép, in ấn Kinh sách hoặc thu các bài pháp bằng băng, đĩa, làm kênh mạng xã hội nhằm truyền tải giáo lý Phật cho người khác được nghe, biết. Ngoài ra, nếu bạn có học thuật chuyên sâu hơn có thể viết sách, phiên dịch Kinh Phật, tất cả đều được hiểu là cúng dường Pháp Bảo.
3. Cúng dường Tăng Bảo
Tăng Bảo trong cúng dường là gì? Đây chính là hình thức cúng dường các vị Tăng, người thay thế Đức Phật để truyền dạy giáo lý cho chúng sanh. Cúng dường Tăng Bảo để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người “dẫn đường”, người sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp cho chúng sanh trong hiện tại này.
Những phẩm vật có thể dâng cúng Tăng Bảo sẽ là y phục, thức ăn, chuông, mỏ hoặc tiền bạc để tu chỉnh chùa tháp, đây là những đồ cần thiết để giúp các Chư Tăng có đầy đủ hành trang tu hành. Cúng dường Tăng Bảo nên cúng đúng, không phân biệt chùa lớn, chùa nhỏ hay thứ bậc Tăng, Ni nào cả, bạn cần cúng với cái tâm hoan hỷ, vui vẻ để tích được công đức và phước báu cho mình.
Đừng bỏ lỡ: Tứ hành xung là gì? Sự thật về Tý – Ngọ – Mão – Dậu tứ hành xung và cách hóa giải
IV. Hướng dẫn cách cúng dường tại nhà đơn giản, nhanh chóng
Đôi khi trong cuộc sống bận rộn, muốn đi đến chùa hay tìm vị Tăng nào đó để cúng dường cũng là một việc khó khăn. Đừng quá lo lắng, trong bài viết về cúng dường là gì này Mua Bán sẽ gợi ý giúp bạn cách cúng dường tại nhà của mình mà vẫn hiệu quả và đầy đủ trang nghiêm.
1. Lễ vật cúng dường gồm những gì?
Tìm hiểu thêm: Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc| Luận Giải Quy Luật Và Ý Nghĩa
Muốn cúng dường được trọn vẹn và trang nghiêm, bạn cần nắm được những lễ vật cần thiết. Cúng dường cần có đầy đủ đồ vật như thức ăn, hoa, quả, đèn, hương,… tùy vào tâm mỗi người mà bày biện. Tuy nhiên không cần quá hoành tráng tránh lãng phí mà cũng không được quá sơ sài thể hiện sự thiếu thành kính.
Nếu bạn là người hướng về Phật Giáo, nên lựa chọn cúng dường những đồ tinh sạch như thức ăn chay, tránh giết động vật hoặc sử dụng những thực phẩm từ động vật.
Bên cạnh đó, trên bàn cúng tại gia luôn cần có những vật phẩm sau, cụ thể cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo.
2. Cúng dường với một ly nước trong
Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là vật phẩm không thể thiếu khi cúng dường Phật tại nhà. Trong các vật phẩm cúng dường là gì, ly nước trong thể hiện sự tinh khiết, sạch sẽ, nước là nguồn cội của thiên nhiên, ly nước trong mang sự thanh cao, tỏ lòng thành kính dâng lên Phật.
Chuẩn bị cúng ly nước trong bạn cần có 3 ly nước nhằm tượng trưng cho ngôi Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng. Ý nghĩa cúng nước trong còn thể hiện cái tâm thanh tịnh, tinh sạch của người Phật Tử, không bị vấy bẩn bởi các nghiệp báo, đem đến sự an lành trong tâm hồn.
3. Cúng dường với hoa sen
Ý nghĩa hoa sen trong cúng dường là gì? Người Phật Tử dùng hoa sen để cúng dường là muốn thể hiện sự nỗ lực vươn lên như một đóa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen còn là sự giác ngộ, sự kiên cường sống bất kể hoàn cảnh khó khăn nào.
Song song đó hoa sen được xem là Quốc hoa của người Việt, là biểu tượng bất diệt trong Phật Giáo. Hoa sen có nhiều ý nghĩa đặc biệt với đạo Phật, cúng dường với hoa sen để tỏ lòng kiên cường, quyết đi theo chính đạo, giác ngộ không bị vấy bẩn trong mọi hoàn cảnh.
4. Cúng dường với đèn dầu
Đèn dầu là biểu trưng cho sự trí tuệ, sáng suốt trong Phật Giáo. Khi hiểu được ý nghĩa đèn dầu, bạn sẽ biết được tác dụng của việc cúng dường là gì. Ngọn đèn dầu sẽ soi chiếu con đường chân lý cho người Phật Tử, thức tỉnh trí tuệ, dẫn dắt người con Phật đi đúng hướng.
Cúng dường đèn dầu là một trong những cách thức mà các Chư Tăng hay Phật Tử dâng cúng lên cho Đức Phật để tỏ lòng biết ơn người đã soi rọi con đường chân lý, xóa sạch những điều xấu trong tâm hồn mỗi người.
5. Cúng dường với hương
Hương hay còn gọi là nhang, một trong những vật cúng truyền thống của người Việt, họ quan niệm mùi hương sẽ dẫn dắt tổ tiên, thần linh đến với họ và chấp nhận lễ vật mà họ dâng cúng. Trong Phật Giáo, cúng hương cũng là hình thức cúng dường để tỏ lòng thành kính đến Đức Phật.
Ngoài ra, cúng dường với hương còn có một hình thức khác đó là dùng dầu thơm, nước hoa để cúng dường. Cúng hương thơm thể hiện sự thành kính của mình dâng lên cho Phật, hương thơm sẽ giúp xoa dịu tâm hồn con người, nảy sinh ra những niềm lành và khiến họ an nhiên thư thái hơn.
Đừng bỏ lỡ: Sao Ân Quang thủ mệnh: Ý nghĩa và tác động trong lá số tử vi
6. Một số vật phẩm khác
Ngoài những lễ vật cần thiết phải có khi cúng dường là gì, bạn cũng có thể dùng thêm các vật phẩm khác nếu có điều kiện. Những đồ vật đó có thể là trái cây, bánh, thức ăn chay, đèn sáp, những loại hoa khác,… Tất cả chỉ cần tinh sạch là có thể dâng cúng dường lên Đức Phật.
V. Công đức khi cúng dường
>>>>>Xem thêm: Văn Khấn Rằm Tháng 6 Cúng Thần Linh, Gia Tiên Chuẩn Phong Thủy
Hiểu được cúng dường là gì, chắc hẳn sẽ có nhiều người tò mò muốn biết về công đức khi cúng dường như thế nào. Dựa trên giáo lý nhà Phật, cúng dường sẽ có rất nhiều công đức như:
- Giúp người cúng dường mở rộng tấm lòng, đem tâm từ đến chúng sanh.
- Giúp cởi bỏ các tập niệm tham, biết cho đi
- Giúp giác ngộ giáo lý nhà Phật, tìm ra con đường chân lý
- Đóng góp cho việc xây dựng chùa tháp, gìn giữ đạo giáo để lưu truyền qua đời sau
- Giúp khai tỏ trí tuệ, không dính chấp vào những vật chất tạm bợ, hiểu được đạo lý con người vốn dĩ đến và đi không thể mang theo được gì.
- Nuôi dưỡng tâm thiện lành, biết chia sẻ những điều mình có.
Cúng dường phải từ cái tâm chân chính và chân thành như thế bạn mới được trọn vẹn công đức, đem đến phước báu cho mình và bình an gia đạo.
Nhìn chung lại, từ việc biết cúng dường là gì chúng ta hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết của hành động này trong Phật Giáo. Ngoài ra, nếu bạn không phải người Phật Tử vẫn có thể cúng dường để tỏ lòng biết ơn đến các vị Phật, vị Tăng hay là tổ tiên của mình, chỉ cần thành tâm thì đều sẽ được chứng giám.
Qua bài viết vừa rồi, Mua bán và bạn đã cùng tìm hiểu cúng dường là gì và ý nghĩa cũng như cách cúng dường hiệu quả tại nhà. Hy vọng rằng bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích cho mình và đừng quên ghé qua website thường xuyên để xem thêm nhiều chủ đề khác về , xe cộ… nhé!
Đừng bỏ lỡ
- Đá Sapphire: Tác dụng và ứng dụng trong đời sống và phong thủy
- Ý nghĩa Hỏa sinh Thổ trong ngũ hành và các ứng dụng trong đời sống
- Khám phá bảng sinh con hợp tuổi bố mẹ chuẩn xác nhất
Tác giả Thảo Vân