Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, phong tục bốc mộ đã tồn tại từ lâu như một cách thể hiện sự hiếu nghĩa đến người đã khuất. Tuy là nét đẹp văn hóa lâu đời nhưng không phải ai cũng biết phải thực hiện bốc mộ như thế nào, bốc mộ cần chuẩn bị những gì. Vậy nên trong bài viết này, Mua Bán sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng khi thực hiện bốc mộ cũng như danh sách những thứ cần có khi bốc mộ.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Những kiến thức về phong tục bốc mộ

Bạn đang đọc: Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

I. Lý do cần phải bốc mộ là gì?

Bốc mộ, hay còn được gọi là sang cát hoặc cải táng, là cách mà người Việt ta thể hiện lòng biết ơn và sự quan tâm đến người thân đã ra đi. Hoạt động như một tục lệ giúp người ra đi được thanh thản, an tâm.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Ý nghĩa của tục bốc mộ

Thông thường hoạt động bốc mộ sẽ được thực hiện sau 3 năm kể từ khi người mất ra đi. Con cháu sẽ chọn ngày lành tháng tốt sau đó làm lễ tế bái và tập hợp đông đủ con cháu trong nhà trước khi thực hiện tục lệ.

Xem thêm: 5 loại đất linh là gì? Công dụng của đất ngũ linh trong phong thủy

II. Bốc mộ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi làm lễ bốc mộ thì gia đình phải xem ngày, chọn ngày phù hợp với tuổi mệnh của người đã khuất. Tuy nhiên, một số gia đình sẽ chọn ngày dựa trên tuổi của trưởng nam thay vì người đã khuất vì họ quan niệm rằng người con trai cả trong nhà sẽ là người gánh mọi điều may rủi của dòng tộc trên vai.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Chọn thời gian bốc mộ như thế nào?

Tốt hơn hết, chúng ta nên chọn ngày bốc mộ vào mua thu vì đó là thời gian thời tiết thuận lợi để hành lễ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Thêm vào đó, hãy thực hiện bốc mộ vào rạng sáng hoặc ban đêm để tránh xương cốt bị đen do gặp ánh sáng mặt trời.

1. Những đồ vật cần chuẩn bị trước khi bốc mộ

Trong lễ bốc mộ, người thân trong gia đình cần chú ý chuẩn bị 3 vật quan trọng sau để mọi chuyện được suôn sẻ, như ý:

1.1. Quách

Quách có thể hiểu nôm na là quan tài dùng để chứa di hài người đã khuất sau khi làm thủ tục bốc mộ. Thông thường người ta sẽ chọn quách được làm từ gỗ bởi chất liệu này có thể chịu được môi trường ẩm ướt trong thời gian dài mà không lo mối mọt hay biến dạng. Ngoài gỗ, những chất liệu như sành, sứ, xi măng, đá… cũng thường được người dân sử dụng.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Chuẩn bị quách khi bốc mộ

1.2. Tiểu

Tiểu là chiếc hộp được làm bằng sành, sứ, gỗ… dùng để chứa trực tiếp xương cốt người đã khuất. Con cháu sẽ đặt hài cốt người thân được bốc lên vào tiểu sau đó sẽ đặt tiểu vào trong quách.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Tiểu dùng để đựng xương cốt khi bốc lên

1.3. Giấy tráng kim

Giấy tráng kim là một loại giấy có màu vàng dùng trong khi bốc bát hương và cho vào tiểu khi bốc mộ. Lớp giấy này có tác dụng như một màng bọc bao quanh hài cốt người đã khuất. Theo thời gian, lớp giấy này sẽ phân hủy và để lại phần kim loại nằm lại với hài cốt người thân.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Giấy tráng kim dùng để bốc mộ hoặc bốc bát hương

Ngoài 3 thứ quan trọng kể trên, gia đình cũng cần chuẩn bị các vật dụng sau: thất bảo, vải áo bọc cốt, hoa cúc khô, tiền cổ, đồng trinh, ngũ vị hương cho vào rửa xương cốt, đá thạch anh ngũ sắc, quế thơm đun nước để lau chùi tiểu quách, nêm gỗ để chèn cố định tiểu trong quách…

2. Chọn thời gian để bốc mộ

Theo phong tục từ xa xưa, sau 3 năm kể từ khi chôn cất, người thân sẽ phải tiến hành thủ tục bốc mộ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sau 3 năm hài cốt người chết vẫn chưa phân hủy hoàn toàn nên hiện nay, con cháu thường sẽ kéo dài thời gian này lên 5 – 7 năm để đảm bảo rằng người thân đã hoàn toàn phân rã.

Tìm hiểu thêm: Phong thủy hướng nhà mang lại tài lộc, vượng khí cho gia chủ

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ
Thời gian bốc mộ là sau 3 năm

3. Cách chọn đất để đặt mộ

Theo chia sẻ của cha ông, con cháu nên chọn vị trí đặt mộ là những nơi chưa từng được đào xới, nền đất còn rắn chắc và vững. Không nên chọn những khu vực có đất tơi xốp vì sẽ không tốt cho người đã khuất.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Chọn đất để đặt mộ

4. Thủ tục xin phép bốc mộ

4.1. Các lễ vật cúng bốc mộ

Trước khi thực hiện lễ bốc mộ, chúng ta cần chuẩn bị các lễ vật sau để dâng lên trời đất và người thân:

  • 50kg củi
  • 2 lít rượu
  • 50 lít nước sạch
  • 50 lít nước Vang (ngũ vị)
  • 3 chậu to mới
  • 1 bàn chải đánh răng mới
  • 2 bàn chải to mới
  • 10 khăn mặt mới
  • 20 tờ trang kim
  • 1 vuông vải điều

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Những đồ lễ cần chuẩn bị khi bốc mộ

4.2. Văn khấn bốc mộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày … .tháng … năm …, tại tỉnh … huyện … xã … thôn …

Hiển khảo (hoặc tỷ) … mộ tiền.

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Dưới đây, là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày … tháng … năm …

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại …

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của … mộ phần tại …

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tấu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

5. Lễ tạ mộ

Khi thực hiện xong thủ tục xin phép bốc mộ, gia chủ sẽ cần làm lễ tạ mộ để bày tỏ lòng thành đến người đã khuất đồng thời xin được thần linh phù hộ mộ phần. Lễ tạ mộ sẽ gồm có phần kính lạy quan tầnh thổ địa, thần linh, phần tiết chủ, lý do tạ mộ, phần cầu và phần tạ.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Lễ tạ mộ

Tham khảo tin đăng bán đất tại website dưới đây:

III. Các bước thực hiện bốc mộ

Quy trình bốc mộ sẽ được thực hiện gồm 4 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Người thân, con cháu trong nhà sẽ đi xem ngày trước và mua sắm các vật dụng cần thiết như đã được liệt kê ở trên trước khi tiến hành làm lễ.

  • Bước 2: Chọn vị trí đặt huyệt mộ

Trước khi dỡ đất lên, gia đình cần xác định chính xác vị trí huyệt để không vấp phải những việc đào nhầm chỗ.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Quy trình bốc mộ

  • Bước 3: Tẩy rửa âm khí

Khi cậy được ván Thiên ra, người nhà bắt đầu thủ tục tẩy rửa âm khí bằng rượu mạnh. Tiếp đến là tiến hành lấy cốt. Nếu chẳng may gặp trường hợp xương cốt vẫn chưa phân rã hoàn toàn thì cần phải dùng xăng để đốt cháy toàn bộ phần da thịt còn xót lại.

  • Bước 4: Kiểm tra lại xương cốt

Sau khi làm công tác tẩy rửa âm khí, hài cốt người đã khuất sẽ được lấy lên và đem rửa sạch sau đó sắp xếp lại theo thứ tự trên một tấm vải đỏ.

Xem thêm: Nhà Có Người Mới Mất Nên Kiêng Gì? Kiêng Kỵ Có Quan Trọng Không?

IV. Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ

Vì đây là một phong tục mang tính tâm linh nên những người tham gia bốc mộ cần chú ý những điều sau để tránh họa vào thân:

  1. Người mang bệnh, phụ nữ có thai và trẻ em không được đi bốc mộ.
  2. Những người có tuổi xung khắc với người đã khuất không được đi bốc mộ.
  3. Không nên phá long mạch, nên chọn vị trí cải táng phù hợp.
  4. Không nên bốc mộ vào ban ngày.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ

V. Những lưu ý quan trọng khi bốc mộ

Ngoài những điều quan trọng đã được đề cập ở trên, con cháu trong gia đình cần chú ý thêm một vài điều nhỏ nữa khi làm lễ cải táng cho người thân, ông cha đã khuất:

  1. Thực hiện đầy đủ thủ tục xin phép bốc mộ trước khi tiến hành và cách lễ cúng tế sau khi đã cải táng thành công.
  2. Tìm những đơn vị, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực bốc mộ để thực hiện thủ tục chứ không tự làm để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như chắc chắn thủ tục không sai xót gì.
  3. Lựa chọn ngày giờ phù hợp, tránh để trùng tang gây xui xẻo cho con cháu sau này.
  4. Nên đặt lễ tại các đơn vị uy tín đã có kinh nghiệm để tránh thiếu hụt.

Bốc mộ cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm quan trọng khi bốc mộ

>>>>>Xem thêm: Mệnh hỏa hợp màu gì, Khắc màu gì Cách chọn màu phù hợp

Lưu ý khi làm lễ bốc mộ

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tục bốc mộ mà Mua Bán muốn chia sẻ đến bạn. Hãy theo dõi để tìm hiểu thêm những thông tin về phong thủy, tín ngưỡng khác nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Chi tiết bài văn khấn 100 ngày cho người đã khuất đầy đủ nhất 2023
  • Đọc sai văn khấn ngày mở cửa mả có sao không?
  • Nằm mơ thấy bàn thờ là báo hiệu điềm gì sắp xảy ra

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *