Cửu Huyền Thất Tổ thường được thờ phụng ở nhà con trưởng hoặc người nhận thờ cúng để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, ông bà. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của bốn từ ngữ trên. Chắc chắn không dưới 1 lần bạn đã vô cùng thắc mắc về vấn đề này và muốn tìm hiểu ý nghĩa của Cửu Huyền Thất Tổ. Nếu vậy hãy cùng Mua Bán giải đáp những bí ẩn này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Ý Nghĩa Và Cách Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Chuẩn Tâm Linh
1. Cửu huyền thất tổ là gì? Ý nghĩa của Cửu huyền thất tổ
Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Thực tế, có rất nhiều câu hỏi xung quanh chủ đề này. Để hiểu rõ hơn về khái niệm trên, hãy cùng phân tích theo nghĩa Hán Tự như sau:
- Cửu: nghĩa là chín, thứ chín.
- Huyền: nghĩa là thế hệ.
- Thất: nghĩa là bảy, thứ bảy.
- Tổ: nghĩa là ông Tổ, Tổ Tông.
Như vậy có thể hiểu rằng, Cửu Huyền nghĩa là chín đời, tính từ đời này về trước 4 đời và về sau 4 đời. Thất Tổ ở đây nghĩa là bảy Ông Tổ tính từ đời này trở về trước 6 đời. Ví dụ, bố sẽ là đời 1, ông nội là đời thứ 2,… Và tính ngược xuống thì con của bạn sẽ là đời 1, cháu bạn là đời 2,… Vì nghĩa này mà Cửu Huyền có phần rộng lớn hơn Thất Tổ.
Hiện nay, Cửu Huyền Thất Tổ có khá nhiều loại như chất liệu đồng, gỗ, chữ viết, thư pháp, thêu hoặc đúc chữ. Ngoài ra cũng có thể là bài vị, tranh thờ hay liễn thờ.
Dù giải thích theo một cách nào khác thì Cửu Huyền Thất Tổ đi kèm với các hoành phi câu đối cũng biểu hiện lòng hiếu thảo và tôn kính của con cái với tổ tiên, ông bà. Đồng thời làm gia tăng vẻ uy nghi, trang nghiêm cho nơi thờ tự.
Người xưa giải thích rằng, Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa là thờ cúng 9 đời và 7 ông tổ. 9 đời gồm: cao tằng – ông tổ – cha mình – mình – con mình – cháu mình – chắt mình – chút mình và 7 ông tổ là: cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ và cao tổ.
Tranh Cửu Huyền Thất Tổ không được ưa chuộng, còn có gia đình kiêng không treo vì lý do phong thuỷ nhưng trên thực tế luôn đem lại cảm giác thiêng liêng và trang trọng trên bàn thờ tổ tiên. Với những người hiểu biết phong thuỷ, khi biết rõ Cửu Huyền Thất Tổ là gì sẽ nhận thấy tầm quan trọng của bức tranh Cửu Huyền Thất Tổ gắn với tài lộc và may mắn của gia đình.
>>> Xem thêm: Văn khấn bao sái bàn thờ, bao sái đón Tết Nguyên Đán
2. Cách lập bàn thờ Cửu huyền thất tổ chuẩn tâm linh
Phương pháp lập bàn thờ cũng tương tự cách lập bàn thờ tổ tiên. Quá trình này cần trải qua nhiều bước. Khi đặt bàn thờ gia chủ cần cẩn thận và tỉ mỉ ở tất cả các khâu.
Bước 1: Gia chủ chuẩn bị mọi thứ cần thiết để bày biện trên bàn thờ gồm: đồ cúng, nhang, đèn, lễ vật, bài vị.
Bước 2: Tẩy uế cho đồ thờ bằng rượu trắng pha gừng, nhúng khăn sạch vào nước gừng rồi lau nhẹ lên bài vị. Nhớ phải lau lại bằng khăn khô cho thật ráo nước.
Bước 3: Lau bàn thờ bằng khăn sạch và khử trùng bằng rượu trắng pha gừng. Lau khô mặt bàn sau đó cho thật khô ráo.
Bước 4: Bước tiếp theo là đặt bài vị lên bàn thờ.
Bước 5: Tiếp tục đặt các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, lư hương, mâm bồng, đèn thờ.
Bước 6: Gia chủ làm lễ khấn, đọc bài văn tế, thắp hương và an vị bàn thờ.
Bước 7: Sau khi hương tàn, hạ đồ lễ xuống và chia cho cả nhà.
Xem thêm các tin đăng mua bán nhà đất uy tín tại : |
3. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu huyền thất tổ
Mâm cơm cúng sẽ tùy theo vùng miền mà chế biến các món ăn khác nhau. Gia chủ có thể tham khảo gợi ý cách chuẩn bị mâm cơm cúng sau đây:
- Miền Bắc: Cơm trắng hoặc xôi, chả giò, thịt rán, miến xào, lươn gà, rau xào, đùi heo kho măng, gà luộc, chả giò.
- Miền Trung: Gạo nếp với đậu phộng, gà hoặc thịt hầm, rau xào, xương hầm rau, thịt hầm tiêu.
- Miền Nam: thịt kho, thịt kho măng hoặc đu đủ, ba rọi kho, lòng xào.
Việc chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ cần chú trọng đến nội dung, tức là tấm lòng biết ơn của con cháu, hơn là hình thức “mâm cao cỗ đầy”.
Tìm hiểu thêm: Trán dô là gì? Vận mệnh xấu hay tốt, giàu hay nghèo?
>>> Xem thêm: Cách thờ cúng ở phòng trọ, ở trọ có nên thờ cúng không?
4. Bài khấn Cửu huyền thất tổ đầy đủ và chi tiết nhất
Trước khi đọc bài khấn, gia chủ cần ăn mặc cho chỉnh tề, sau đó thắp đèn và hương rồi đứng thẳng vái 3 lạy. Cuối cùng mới đưa tay lên trán rồi đọc bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ. Hiện nay có khá nhiều bài khấn vái Cửu Huyền Thất Tổ được truyền lại ở nhiều nơi. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
“Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chúng con tên là…, …. tuổi, ở tại địa chỉ…
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, chúng con xin được thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ cùng hai bên nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, làm chứng cho lành thành kính của con cháu cúng con.
Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ anh linh, phù hộ độ trì cho chúng con và gia đình được khỏe mạnh, bình an, tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, công việc hanh thông, thuận lợi về sau.
Chúng con xin được thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ và hết sức biết ơn Cửu Huyền cùng nội ngoại tông thân đã gia hộ cho chúng con.
Kính thỉnh!”
5. Những điều cần lưu ý khi đặt bài vị Cửu huyền thất tổ
Cửu Huyền Thất Tổ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thờ cúng tâm linh. Vì vậy khi bài trí Cửu Trùng Thất Tổ, gia chủ nên lưu ý một số điều cơ bản sau để không phạm phải những điều cấm kỵ:
- Không đặt các bức tranh Cửu Huyền Thất Tổ trong hộp kín hoặc lồng kính, hoặc đặt bất kỳ thứ gì có thể đè nặng, chèn ép lên.
- Hạn chế đặt bài vị ở vị trí dưới chân Đức Phật. Thay vào đó, gia chủ nên đặt ở bên cạnh hoặc lệch qua một hướng phía dưới.
- Nếu trong nhà gia chủ có bàn thờ tổ tiên và Phật thì nên đặt Cửu Huyền Thất Tổ ở vị trí thấp hơn tượng Phật.
- Khi lập bàn thờ, gia chủ phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ để thể hiện sự tôn nghiêm, trang nghiêm cho nơi thờ cúng.
- Khi đặt lễ vật trên bàn thờ, gia chủ nên sắm sửa những thứ tươi ngon như hoa tươi, trái cây tươi, thay rượu nước thường xuyên.
>>> Xem thêm: Các loại bàn thờ trong nhà cơ bản và những điều bạn cần biết để gia đạo an lành
6. Một số loại Cửu huyền thất tổ phổ biến hiện nay
Dưới đây là một số hình thức Cửu Huyền Thất Tổ được thờ phụng nhiều nhất tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo để chọn vật thờ cúng phù hợp nhất.
6.1 Tranh thờ Cửu huyền thất tổ
Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo ý muốn của gia chủ. Một giá đỡ bổ sung thường được mua kèm theo để giữ cho các bức tranh Cửu Huyền Thất Tổ thẳng đứng. Ưu điểm của tranh Cửu Huyền Thất Tổ là đa dạng về kiểu dáng, họa tiết và giá cả hợp lý, phù hợp với đại đa số người mua.
6.2 Bài vị Cửu huyền thất tổ
Đây được xem là tinh hoa của văn hóa và tâm linh Việt Nam, với thiết kế tinh xảo và sự chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ưu điểm của bài vị Cửu Huyền Thất Tổ là nhỏ gọn, độ bền cao, có thể gắn vào nơi thờ cúng bằng chân đế. Ngoài ra, kích thước của bài vị không quá lớn nên có thể tùy theo nhu cầu mà sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Cung hoàng đạo có đôi môi đẹp nhất, quyến rũ nhất
6.3 Liễn thờ Cửu huyền thất tổ
Loại này có giá đắt hơn hai loại trên khá nhiều. Một liễn thờ dành riêng cho Cửu Huyền Thất Tổ thường được đặt ở trung tâm của bàn thờ (còn được gọi là hoành phi). Ưu điểm của liễn thờ là kiểu dáng đẹp mắt tạo điểm nhấn cho nơi thờ cúng.
Qua bài viết trên, hẳn là bạn cũng đã hiểu hơn về những vấn đề xoay quanh Cửu Huyền Thất Tổ. Tiếp tục theo dõi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về phong thủy bạn nhé.
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn vị trí đặt ảnh thờ cúng gia tiên chuẩn phong thủy
- Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ