Bạn đang đọc: Vì sao bộ Tam Sên cúng sửa nhà chỉ gồm Thịt, Trứng và Tôm?
Bộ Tam Sên cúng sửa nhà là gì? Bao gồm những gì? Bộ tam sên có ý nghĩa quan trọng thế nào? Nó được dùng để làm gì và vào những dịp thế nào? Cùng Mua Bán tìm hiểu về bộ Tam Sên cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa, tâm linh người Việt Nam qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bộ Tam Sên là gì? Gồm những gì?
Tam Sên hay còn được gọi là “Tam Sinh” được hiểu là 3 loài động vật sống ở 3 môi trường hoàn toàn khác nhau bao gồm:
- Những con vật sống trên trời (tượng trưng cho Thiên).
- Những con vật sống dưới đất (tượng trưng cho Thổ).
- Những con vật sinh sống dưới nước (tượng trưng cho Thủy).
Bộ Tam Sên cúng xây nhà dựng cửa gồm các món chính: Thịt ba rọi luộc hoặc quay, tôm hoặc cua luộc/hấp, Trứng gà hoặc trứng vịt luộc.
Ngoài ra các lễ vật khác gồm: 1 đĩa muối trắng, 1 bát gạo, 1 chai rượu nếp, 1 bát nước sạch, 1 hộp trà, 1 bao thuốc lá, 1 đĩa trầu cau (5 lá trầu và 5 quả cau/ 3 miếng trầu cau đã bốc lộc), 5 hũ đỏ, 5 đồng tiền vàng, 9 bông hồng đỏ cắm vào lọ và 1 đĩa muối khác để riêng.
Khi sắm đồ cúng nhập trạch, bạn lưu ý nên chọn đồ cúng tươi mới, hợp vệ sinh và chuẩn bị mọi thứ với tấm lòng thành. Bên cạnh đó, khi mua bộ Tam Sên cúng sửa nhà hay bất cứ vật dụng nào để cúng kiếng thì không nên mặc cả. Có như vậy mới được ơn trên chứng giám và phù hộ độ trì.
>>> Tham khảo thêm: 1977 mệnh gì? Màu sắc, hướng nhà và con số của tuổi Đinh Tỵ
Lý do nhất định phải cúng bộ Tam Sên Thịt, Trứng và Tôm?
Theo lý giải của các chuyên gia trong lĩnh vực ăn hóa tâm linh, bộ Tam Sên: Tượng trưng cho 3 con vật đại diện cho Thổ – Thủy – Thiên.
- Miếng thịt heo (vật sống trên cạn) – Thổ
- Tôm hoặc cua (vật sống dưới nước) – Thủy
- Trứng gà hay trứng vịt (tượng trưng cho loài có lông bay trên trời) – Thiên
Ngoài ra, “Tam Sên” trong Kinh Lăng Nghiêm còn có một ý nghĩa khác, Đức Phật chia chúng sinh thành 12 loài:
- Loài sinh ra từ trứng (Noãn sanh)
- Loài do thai (Thai sanh)
- Loài do đất sanh do hơi ẩm như côn trùng (Thấp sanh)
- Loài bỏ tánh cũ mà sinh ra dưới một hình hài mới như hạt lúa, cỏ hóa đom đóm (Hóa sanh)
Theo dân gian lưu truyền, chữ “Tam Sên” xuất phát từ tên gọi “Tam Sinh” và bao gồm 3 biểu tượng là Thai Sinh, Noãn Sinh và Thấp Sinh. Cũng vì lẽ đó, người ta nhất định phải cúng bộ tam sên cúng sửa nhà phải gồm Thịt, Trứng và Tôm để đảm bảo sự cân bằng giữa đất trời và vạn vật. Ngày nay, nhiều gia đình có thêm cá lóc nướng/ cua (Thấp Sinh) và tùy theo điều kiện kinh tế mỗi nhà chuẩn bị mâm cúng thêm phần đầy đủ.
Bộ Tam Sên thường dùng để cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, cúng Thổ Địa, cúng Động Thổ, cúng khai trương, dỡ nhà, xây nhà cửa…. Bởi Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an và thịnh vượng cho gia đạo. Ngoài ra, cúng Thần Tài không chỉ để cầu tài lộc cho gia đình mà còn là cách để tưởng nhớ công ơn của các vị thần trong dân gian.
Do đó, nếu thiếu bất kì yếu tố nào thì nó không còn được gọi là bộ Tam Sên vì đã mất đi ý nghĩa tâm linh.
>>> Tham khảo thêm: Văn khấn Công Đồng Tứ Phủ chuẩn, chi tiết và đầy đủ nhất
Có cần cúng kiếng khi sửa nhà hay không?
Vì sao cần sửa nhà theo phong thủy? Có cần cúng kiếng khi sửa nhà hay không? Xét theo góc độ tâm linh và tín ngưỡng của người Á Đông, việc sửa nhà sẽ ảnh hưởng đến phần âm của gia đình theo quan niệm sửa nhà. Do đó, nếu không cúng kiếng trước khi sửa sẽ ảnh hưởng lớn đến tài lộc, vận may và gia đạo.
Theo đó, việc sửa chữa nhà là một vấn đề quan trọng đối với mỗi gia đình. Bởi do quan niệm “Đất có thổ công, sông có Hà Bá”, gia chủ phải làm lễ động thổ cúng thần tài, tổ tiên trước khi sửa nhà.
Khi bắt đầu làm lễ, gia chủ phải tạ lỗi bề trên vì phiền họ và sau đó, mới cầu nguyện thần linh che chở khi sửa chữa để mọi chuyện được hanh thông.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo ngay các tin đăng nhà đất trên website để có giá tốt nhất khi mua |
Ý nghĩa quan trọng của bộ Tam Sên cúng sửa nhà
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa nốt ruồi trên mặt nam, nữ chuẩn xác nhất
Khi cúng sửa nhà bằng bộ Tam Sên, gia chủ đang thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên cũng như các vị thần linh trong nhà. Không chỉ vậy, bộ Tam Sên còn mang ý nghĩa văn hóa tâm linh khi tượng trưng cho đất (Thổ) – nước (Thủy) – trời (Thiên).
Vì vậy, bộ Tam Sên cúng cửa nhà là lễ vật mang ý nghĩa quan trọng trong mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa. Không chỉ vậy, nó còn phản ánh trực tiếp đời sống tâm linh và tín ngưỡng phong phú của người Phương Đông – Tin vào đất trời, vạn vật hữu linh.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu văn khấn tạ mộ ngoài đồng đầy đủ nhất và cách sắm lễ
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Tam Sên
Thần Tài và Thổ Địa là hai vị thần được mọi gia đình thờ cúng với mong muốn mang lại bình an và thịnh vượng cho gia đình. Vì vậy, khi chuẩn bị bộ tam sên cúng sửa nhà cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bộ Tam Sên đầy đủ và không được thiếu bất cứ một món nào
- Đặt bộ Tam Sên ở vị trí thấp dưới đất và hướng ra cửa chính.
- Hàng ngày phải thắp hương bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa từ 6-7 giờ sáng và buổi chiều từ 18-19 giờ. Mỗi lần phải thắp 5 nén hương.
- Thay nước uống khi thắp hương và thường xuyên thay nước trong bình hoa.
- Các loài động vật như chó, mèo không được quấy phá bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa.
- Lễ vật như gạo, muối khi cúng xong nên giữ lại để lấy lộc. Không nên rải ra bên ngoài sẽ làm mất lộc của gia đình.
- Vàng bạc và quần áo giấy sau khi cúng kiếng xong đem ra ngoài đốt.
- Rượu và nước cúng nên đứng ngoài cửa để rưới nước vào nhà. Bởi nó mang ý nghĩa rước tài rước lộc.
- Khi cúng sửa nhà thường mâm trái cây, hoa quả và xôi nên chia cho các thành viên trong nhà ăn. Không nên chia cho người ngoài vì sẽ bị hao tài.
Cách cúng kiếng sửa nhà cầu may mắn và bình an
Sau khi chuẩn bị mâm lễ cúng, bộ tam sên cúng sửa nhà đầy đủ thì gia chủ nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Chuẩn bị cúng sửa nhà
- Đặt mâm cúng sửa nhà: Mâm cúng sửa nhà phải đặt cao trên cùng và nằm chính giữa nhà.
- Người thực hiện nghi lễ: Gia chủ, người mượn tuổi hoặc thầy cúng.
Lưu ý quan trọng: Trong trường hợp làm lễ động thổ sửa chữa nhà cũ, gia chủ mới phải xin phép gia chủ cũ vắng mặt cho đến khi toàn bộ buổi lễ được hoàn tất.
- Trình tự làm lễ cúng nhập trạch như sau: Thắp nhang, lạy 4 phương 8 hướng và đọc văn khấn đã chuẩn bị sẵn trước đó.
- Sau lễ đọc xong bài cúng xong, gia chủ sẽ đốt vàng mã và rải muối gạo rồi mới tiến hành động thổ.
- Giữ lại 1 hũ muối, gạo và nước cẩn thận. Chúng sẽ được dùng khi gia chủ đọc văn khấn tạ ơn lúc sửa nhà xong. Và lưu ý nên đặt ở gian bếp nơi Táo Quân trú ngụ.
Lễ tạ ơn sau khi sửa nhà
Theo phong thủy nhà ở, sau khi hoàn thành công việc động thổ gia chủ cũng cần làm văn bản báo cáo thần linh và làm lễ tạ ơn. Như một lời cảm ơn và mời thần linh an tọa trong ngôi nhà mới. Đây là phong tục cần phải tuân theo sau khi xây nhà, sửa nhà,….không thể bỏ qua.
>>> Tham khảo thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết
Bài văn khấn cúng kiếng sửa nhà mới nhất 2023
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa nốt ruồi ngay miệng. Điềm báo tốt hay xấu?
Nam mô a di Đà Phật (x3) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Quan Đương niên. Con kính lạy các Tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là:……………. Ngụ tại:………… Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa. Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật (x3) |
Như vậy, qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp ý nghĩa của bộ Tam Sên cúng sửa nhà. Cùng với đó là bài văn khấn cúng sửa nhà chi tiết và chính xác nhất. Mong rằng những chia sẻ trong bài đã cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
>>> Xem thêm: Văn khấn Rằm tháng 3 và lễ hội văn hóa độc đáo Minh Hóa