Cúng giỗ tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Bên cạnh việc chuẩn bị cúng giỗ thì văn khấn, các bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà cũng vô cùng quan trọng. Cùng Mua Bán tìm hiểu về những bài văn khấn ngày giỗ phù hợp để bạn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Văn khấn ngày giỗ: Bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn nhất
Ý nghĩa của ngày cúng giỗ ông bà, cha mẹ
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, cúng giỗ theo phong tục tập quán đã có từ ngàn đời, là việc làm rất quan trọng nhằm tưởng nhớ người thân đã mất. Người thân ở đây có thể kể đến như ông, bà, cha, mẹ,… Ngày giỗ là dịp quan trọng để con cháu tưởng nhớ về người đã ra đi, đây cũng là một nét văn hóa, phong tục tập quán quan trọng và không thể thiếu của người Việt Nam.
Ngày cúng giỗ là ngày để con cháu tưởng nhớ đến các vị tổ tiên, đấng sinh thành của mình. Để ngày giỗ diễn ra suôn sẻ và ấm cúng nhất, ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ thì kèm theo đó là bài văn khấn cúng giỗ trọn vẹn.
3 ngày giỗ quan trọng theo phong tục Việt Nam
Người dân Việt Nam luôn coi trọng đạo lý làm người. Người Việt chúng ta luôn đề cao sự hiếu thảo trong cuộc sống. Cũng vì thế, việc cúng giỗ giúp cho con cháu có thể thể hiện lòng kính hiếu đối với đấng sinh thành, tổ tiên, người đã khuất và bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà cũng rất quan trọng trong ngày này.
Cúng giỗ hay còn gọi là cúng quải, theo đúng chuẩn truyền thống có 3 lễ cúng giỗ: giỗ đầu, giỗ kết và giỗ thường.
Ngày giỗ đầu
Ngày giỗ đầu là một trong những lễ cúng rất quan trọng, thời gian tổ chức sau đúng 1 năm người thân mất. Lễ cúng này còn có tên gọi khác là cúng giáp năm. Các gia đình thường sẽ tổ chức giỗ đầu khá lớn và mời người thân, hàng xóm hay bạn bè cùng đến.
Ngày giỗ hết
Giỗ hết được tổ chức sau 2 năm người thân qua đời, buổi lễ này khá quan trọng và tổ chức không kém gì so với giỗ đầu.
Ngày giỗ thường
Từ năm thứ 3 trở đi gọi là cúng giỗ thường. Giỗ thường chỉ có người trong gia đình tham dự và có quy mô bé hơn so với giỗ đầu và giỗ hết.
>>> Xem thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết
Mâm lễ cúng giỗ cần chuẩn bị những gì?
Mâm lễ cúng giỗ còn tùy thuộc vào kinh tế hay quan niệm của từng gia đình mà việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ ông bà, cha mẹ sẽ có sự khác biệt. Sự khác biệt vùng miền cũng là một trong những điều khiến mân cúng giỗ khác nhau. Nhưng dù mân cúng giỗ với số lượng lớn hay bé, làm nhiều hay ít thì con cháu nhất định phải nhớ làm đúng theo phong tục ông cha ta từ thời xưa để lại.
Mâm cúng giỗ ông bà, cha mẹ có sự khác biệt ở mỗi vùng miền cụ thể là:
Miền Bắc
Khi nhắc đến mâm cúng giỗ, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến các món ăn dâng lên trên mâm. Theo đúng phong tục truyền thống, các món ăn thường được chọn để dâng lên mâm cúng miền Bắc gồm có:
- Cơm trắng
- Xôi
- Chè
- Đĩa thịt quay
- Các loại giò chả
- Đĩa nem rán
- Gà quay hoặc gà luộc
- Tô thịt kho tàu
- Chân giò hầm nấm mèo và măng khô
- Nộm
- Miến xào lòng gà
- Rau xào
- Tô canh
- Cá hấp hoặc cá rán
- Và một số món ăn khác như bò, bê, tôm được chế biến nhiều kiểu
Các món ăn trên sẽ được trình bày lên dĩa thật đẹp mắt rồi đặt lên mâm để dâng cúng ông bà, cha mẹ trên bàn thờ. Ngoài các món ăn trên, phải chuẩn bị thêm bộ bát đũa dành riêng cho việc cúng lễ.
Miền Nam
Miền Nam mâm cúng giỗ sẽ mang nét đặc trưng rất riêng, khác so với miền Bắc. Ở miền Bắc chỉ cúng 1 mâm lên bàn thờ, còn ở miền Nam sẽ cúng 3 mâm và thức ăn 3 mâm này sẽ giống nhau.
Trong mâm cúng giỗ ở miền Nam thường sẽ có 4 món chính là thịt luộc, xào, hầm và kho. Cụ thể các món:
- Món thịt luộc thường sẽ là thịt ba chỉ có cả nạc lẫn mỡ
- Món xào bao gồm xào rau, xào mặn, xào chua hay xào tôm,…nhưng không được xào các món thịt rừng
- Món hầm thường sẽ là heo hầm, phổ biến nhất chính là món thịt heo hầm măng
- Món kho thường được chọn trong các món sau: Thịt heo kho, cá kho nước dừa,…
Ngoài 4 món truyền thống kể trên, hiện nay nhiều gia đình còn lựa chọn một vài món ăn khác để mâm cơm cúng trở nên đa dạng, phong phú, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính đối với đấng sinh thành.
>> Xem thêm: Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ
Miền Trung
Ở miền Trung, mâm cơm cúng sẽ cầu kỳ hơn khá nhiều so với miền Nam và miền Bắc. Đặc biệt là ở Huế, chịu ảnh hưởng từ văn hóa ngày xưa của cung đình Huế.
Mâm cúng giỗ bao gồm những món chính sau:
- Xôi
- Thịt luộc ăn kèm rau sống và nước mắm
- Thịt lợn quay
- Vịt luộc mắm gừng
- Gà bóp muối tiêu và rau răm
- Thịt lợn kho xả, đậu phộng
- Bò nướng
- Cá thu chiên cắt khúc
- Đĩa cá kho
- Nem chả
- Tôm rang
- Canh thịt bò hầm rau củ
- Canh bún giò heo
- Bò bóp dầu giấm và xà lách
Ngoài mâm cúng giỗ, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn tâm linh là vô cùng quan trọng, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn tâm linh người Việt bạn nhé.
>>> Xem thêm: Văn khấn sửa nhà và những điều gia chủ cần lưu ý khi sửa nhà
Bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn tâm linh người Việt
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng thì văn khấn, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu những bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn tâm linh người Việt mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Bài văn khấn ngoài mộ trước ngày giỗ
Dưới đây là bài văn khấn ngoài mộ trước ngày giỗ cho ông bà, cha mẹ mà các bạn có thể tham khảo:
Tìm hiểu thêm: Cách dán bùa trấn trạch trong nhà mang lại nhiều tài lộc
Bài văn khấn ngày giỗ đầu
Bài văn khấn giỗ đầu sử dụng khi ông bà, cha mẹ mất tròn 1 năm. Giỗ đầu là ngày giỗ được các gia đình rất coi trọng. Vì vậy, những lễ nghi trong ngày giỗ đầu được thực hiện rất đầy đủ, trang nghiêm.
Dưới đây là bài văn khấn giỗ đầu, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà mà các bạn có thể tham khảo:
Bài văn khấn ngày giỗ hết
Ngày giỗ hết hay còn được gọi là ngày Đại Tường. Trước đây, ngày này thường được tổ chức khá linh đình, sau ngày giỗ này thành viên trong gia đình sẽ bỏ tang phục nên ngày này được gọi là giỗ hết.
Dưới đây là bài văn khấn giỗ hết, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà mà các bạn có thể tham khảo:
Bài văn khấn ngày giỗ thường
Năm thứ 3 trở đi sau ngày mất của ông bà, cha mẹ thì sẽ được gọi là giỗ thường. Tùy thuộc vào kinh tế của gia đình mà giỗ này tổ chức lớn hay bé khác nhau.
Dưới đây là bài văn khấn giỗ thường, bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà mà các bạn có thể tham khảo:
>>>>>Xem thêm: Quý nhân là gì? Đặc điểm của người có quý nhân phù trợ, làm đâu thắng đó
>>> Xem thêm: Bài văn khấn thổ công vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng
Tham khảo thêm việc làm tại : |
Cần Bổ Sung Nhân Viên Trực Quầy Hàng, LDPT Làm Trực Tiếp” class=”jgUFRE”>
đi làm ngay” class=”jgUFRE”>
Những điều cần lưu ý khi cúng giỗ ông bà, cha mẹ
Đối với ngày giỗ ông bà, cha mẹ thì trước ngày giỗ một ngày cần phải có cúng cáo giỗ.
Cúng cáo giỗ là ngày để báo cho tổ tiên, người đã khuất biết để ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời cũng để báo với Thổ Địa nơi chôn cất và Thổ Địa tại gia, Thần Linh cho phép người đã khuất được về hưởng giỗ.
Cúng cáo giỗ sẽ bao gồm cúng ở ngoài mộ và cúng tại nhà, cúng cáo giỗ phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, sau đó thì cúng Gia tiên.
Bên cạnh việc khấn mời người đã khuất được giỗ ngày hôm sau, còn phải khấn mời hương hồn Gia tiên nội, ngoại về cùng dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ, cần đắp sửa lại mộ phần.
Lưu ý, trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người hưởng giỗ, cần cúng mời người hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hương hồn hai họ nội ngoại từ bậc cao trở xuống, cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ. Chuẩn bị bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn xác cũng vô cùng quan trọng.
Trên đây là bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà chuẩn tâm linh người Việt mà bạn nên tham khảo. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về bài cúng giỗ cha mẹ, ông bà cũng như mâm cúng ngày giỗ. Ngoài ra, đừng quên truy cập để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
>>> Xem thêm:
- Bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất, cầu tài lộc bình an
- Cúng động thổ là gì ? Văn khuấn và bài cúng động thổ xây nhà
- Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết