Cúng giao thừa là điều quan trọng trong văn hóa của người dân Việt Nam. Vậy cách cúng giao thừa sao cho đúng nhất? Mâm cỗ cúng giao thừa bao gồm những lễ vật gì? Cần lưu ý điều gì trong đêm giao thừa? Theo dõi bài viết sau để có một giao thừa thật trọn vẹn và chu đáo cho một năm mới đủ đầy.
Bạn đang đọc: Hướng Dẫn Cách Cúng Giao Thừa, Bài Văn Khấn, Nghi Thức Cúng Đúng Chuẩn
I. Cách cúng giao thừa ngoài trời
Với cách cúng giao thừa ngoài trời, bạn có thể lựa chọn cúng mâm lễ mặn hay mâm lễ chay đều được. Điều này tuỳ vào điều kiện kinh tế của mỗi người.
1. Lễ vật gồm những gì?
Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời cần có đủ những vật sau: hoa tươi, hương/nhang, vàng mã, sớ cúng Hành khiển, mũ giấy cánh chuồn, muối, gạo, xôi, gà trống luộc, hoa quả.
Ngoài ra, tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình mà gia chủ có thể thêm vào những món ăn thân thuộc trong cách cúng giao thừa.
2. Mâm cúng giao thừa đầy đủ
- Mâm lễ đồ chay cúng ngoài trời bao gồm: hoa, tiền vàng mã, trầu cau, bánh kẹo, đèn/nến, nhang/hương 3 – 5 nén, 1 chén nước, 1 chén rượu, bia/nước ngọt đóng lon, sớ cúng quan Hành khiển, mũ giấy cánh chuồn, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 đĩa xôi.
- Mâm lễ đồ mặn cúng ngoài trời bao gồm: 1 chiếc bánh chưng hoặc 1 đĩa xôi gấc, 1 con gà trống luộc, 1 đĩa hoa quả, 1 khoanh giò lụa, tiền vàng mã, đèn/nến, trầu cau, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 chén nước, 1 chén rượu, 1 lọ hoa tươi, 1 mũ cánh chuồn, 3 – 5 nén hương/nhang.
>>> Tham khảo thêm: Cách Luộc Gà Cúng Và Tạo Dáng Gà Đẹp Mắt Cho Mâm Cỗ Ngày Tết
3. Cách sắp xếp đồ cúng
Bạn có thể đặt mâm lễ cúng ở hướng Nam và hướng Đông. Hướng Nam tượng trưng cho Hỷ Thần còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho Thần Tài.
Cách sắp xếp mâm lễ chay
Bước 1: Chuẩn bị bàn cúng, trải khăn trải bàn hoặc một tấm vải sạch lên trên.
Bước 2: Sắp xếp mâm lễ theo trình tự sau:
- Đặt bánh kẹo, đĩa xôi vào giữa mâm, kế đến đặt tiền vàng, gạo, muối bên cạnh.
- Rượu được đặt phía trước của mâm lễ, bia hoặc nước ngọt đặt bên trái mâm lễ.
- Đèn/nến đặt ở bên phải mâm lễ.
- Lọ hoa, sớ khấn và mũ cánh chuồn đặt bên cạnh mâm lễ.
- Thắp nhang/hương sau đó đặt xuống mâm hoặc có thể cắm vào chén gạo/ muối.
Cách sắp xếp mâm lễ mặn
Bước 1: Chuẩn bị bàn cúng, khăn trải bàn hoặc tấm vải sạch.
Bước 2: Sắp xếp mâm lễ theo trình tự sau:
- Đặt đĩa gà vào giữa mâm, đầu hướng ra phía ngoài mâm, bên trong miệng gà cho ngậm 1 hoa hồng đỏ.
- Đặt đĩa bánh chưng bên cạnh đĩa gà. Nhớ bóc bỏ phần lá và dây nhưng không được cắt bánh (nếu cúng xôi thay bánh chưng thì cũng đặt ở vị trí tương tự).
- Đặt đĩa giò lụa bên cạnh đĩa bánh chưng. Nhớ bóc bỏ phần lá, cắt thành khoanh tròn (không được cắt chia nhỏ).
- Đặt đĩa hoa quả phía sau đĩa gà và đĩa bánh chưng.
- Đặt đĩa gạo, muối bên cạnh đĩa hoa quả.
- Đặt trầu cau, vàng mã trên vành mâm.
- Đặt nước, rượu trước mâm lễ.
- Đặt mũ cánh chuồn ở phía sau hay bên cạnh mâm lễ đều được.
- Đặt lọ hoa cạnh mâm lễ.
- Thắp hương/nhang xong có thể cắm vào chén gạo, đĩa xôi hoặc đặt dưới mâm đều được.
>> Xem thêm: Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ
Tham khảo thêm một số tin đăng về mua bán nhà hợp phong thuỷ ngay tại website :
4. Văn khấn giao thừa ngoài trời
Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng, bạn sẽ tiến hành đọc bài khấn cúng giao thừa. Dưới đây là bài cúng giao thừa ngoài trời được trích tại sách “Văn khấn cổ truyền của người Việt”.
>>> Tham khảo:Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Tại Đền, Nhà Chuẩn Nhất
II. Cách cúng giao thừa trong nhà
Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng bái tổ tiên, ông bà. Vậy nên cách cúng giao thừa trong nhà cần được thực hiện đúng quy chuẩn để cầu xin những điều may mắn, tốt lành đến với gia đình.
1. Lễ vật gồm những gì?
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà bao gồm: hương, hoa, đèn/nến, bánh mứt tết, mâm ngũ quả, xôi gấc, bánh chưng, mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn.
2. Mâm cúng giao thừa đầy đủ
- Mâm lễ cúng đồ chay trong nhà bao gồm: bánh chưng/bánh tét, bánh kẹo, mâm trái cây ngũ quả tươi, lọ hoa tươi, nhang/hương, đèn/nến, tiền vàng mã, sớ cúng giao thừa trong nhà, mũ không cánh chuồn, trà/rượu, trầu cau.
- Mâm lễ cúng đồ mặn trong nhà bao gồm: mâm cỗ mặn (gà trống luộc hoặc thịt chân giò luộc, xôi giò, bánh chưng, canh măng nấu xương), sớ cúng giao thừa trong nhà, mâm ngũ quả tươi, tiền vàng mã, mũ không cánh chuồn, trầu cau, mứt tết, lọ hoa, nhang/hương, đèn/nến.
>>> Tham khảo thêm: Món ăn truyền thống ngày Tết trong mâm cỗ người Việt
3. Cách sắp xếp đồ cúng
Cách cúng giao thừa trong nhà sẽ mất đi giá trị nếu bạn không biết cách trưng bày mâm cúng sao cho chuẩn phong tục.
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn lớn, khăn trải bàn hoặc vải sạch phủ lên bàn.
Bước 2: Tham khảo cách thực hiện như sau:
- Đặt hoa tươi có hương thơm, mâm ngũ quả tươi lên bàn thờ cúng.
- Đặt lư hương phía trước bàn cúng, phía sau đặt 5 chung trà.
- Đặt bình hoa, đèn/nến hai bên.
- Bánh mứt sắp xếp ở giữa bàn.
- Bộ đồ thế của những thành viên trong nhà được để xung quanh bàn cúng.
- Chuẩn bị trang phục tươm tất, rót trà và rượu để khấn.
- Sau đó đọc bài văn khấn.
- Sau khi nhang/hương cháy hơn ½ cây, bạn tiến hành lễ hóa vàng mã, quần áo giấy của thần linh cũng được đốt theo.
Tìm hiểu thêm: Giải mã mệnh Phá Quân – Ý nghĩa của sao Phá Quân chi tiết
4. Văn khấn giao thừa trong nhà
Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa trong nhà, gia chủ cần đọc văn khấn để mời tổ tiên, ông bà và cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến. Sau đây là bài văn khấn được trích trong sách “Văn khấn cổ truyền của người Việt”.
III. Những câu hỏi thường gặp về cách cúng giao thừa
1. Nên cúng giao thừa ngoài sân hay trong nhà trước?
Theo quan niệm dân gian, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên thực hiện cách cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới đến lượt cúng trong nhà. Điều này có ý nghĩa như “nghênh tân, tiễn cửu”, tiễn quan hành khiển cũ, đón quan hành khiển mới.
2. Ở chung cư có cần cúng giao thừa ngoài sân không?
Nếu không gian chung cư chật hẹp, thiếu đất vườn thì gia chủ chỉ cần cúng giao thừa trong nhà là được. Nếu muốn cúng giao thừa ngoài trời thì nên xuống sân lớn chung của chung cư, không nên cúng ở trên tầng hay trước cửa nhà.
3. Nên cúng giao thừa lúc mấy giờ?
Thường thì lễ cúng giao thừa sẽ bắt đầu từ 11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng (giờ Tý) của ngày cuối năm. Có năm sẽ có ngày 30 Tết hoặc có năm chỉ có 29 Tết. Thời khắc chuyển giao này chính là khoảng thời gian chuẩn mực và hợp lý nhất để tiến hành lễ cúng. Lúc này gia đình nên sắp xếp cách cúng giao thừa ngoài trời trước sau đó đến cúng trong nhà sau.
>>> Tham khảo thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết
IV. Những điều kiêng kỵ không nên làm vào đêm giao thừa
Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, Giao thừa là thời khắc quan trọng và linh thiêng trong năm. Vì vậy trong dịp đặc biệt này, ngoài việc biết cách cúng giao thừa đúng chuẩn thì bạn cần lưu ý không được phạm phải những điều kiêng kỵ để có được một năm mới bình an và may mắn.
- Không nói lời xui
Trong thời khắc năm mới, ông bà từ xưa rất kiêng kỵ những từ ngữ mang tính phủ định như “không có”, “không cần” hoặc những từ thể hiện sự thiếu hụt, sa sút như “thiếu”, “hết”.
Ví dụ, nếu vào bữa ăn gia đình, khi có người cho thức ăn và bạn không muốn nhận thì có dùng từ “con/cháu/em có quá nhiều rồi” hoặc “con/cháu/em no rồi” thay vì nói “con/cháu/em không cần”.
Ngoài ra những từ ngữ ám chỉ điềm xui rủi như mất mát, thua lỗ, bệnh tật cũng phải kiêng không được nhắc đến.
- Không cãi nhau dù là với bất cứ ai
Đêm giao thừa và dịp năm mới, ít nhất là 3 ngày đầu năm, các thành viên trong gia đình nên tránh to tiếng với nhau. Hoặc những buổi tụ họp bạn bè cũng không nên gây gổ, cãi nhau làm mất hoà khí.
Hơn nữa, ngày đầu năm là thời điểm bạn nên hạn chế nói tục vì đó là những lời lẽ không hay, thể hiện sự bốc đồng, nóng tính. Nên dùng những lời nói vui vẻ, lịch sự dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Không làm rơi vỡ vật dụng, gây tiếng động lớn giật mình
Người xưa có quan niệm rằng làm rơi vỡ đồ đạc vào ngày đầu năm hay đêm giao thừa sẽ là điềm không lành. Bởi những từ như “vỡ” “đổ” “bể” ám chỉ sự chia cắt, tang hoang. Những điều không hay, vận xui sẽ đeo bám vào người, mang ý nghĩa “phá vận”.
- Không được ăn cháo trắng
Những dịp đón năm mới, đặc biệt là mùng 1 Tết còn được gọi là ngày “muôn thần tề tựu”. Vậy nên việc ăn những món ăn ngon, trang trọng, đủ đầy cũng là cách thể hiện sự tôn kính các vị thần và tổ tiên.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa thì chỉ có những nhà nghèo khổ, không có của cải mới phải ăn cháo qua ngày. Vì vậy những bữa cơm đầu tiên của năm mới, gia chủ không nên ăn cháo trắng.
- Không nên soi gương
Gương là vật chứa nhiều linh khí, có khả năng phản chiếu cả những hình ảnh tích cực lẫn tiêu cực. Vậy nên ông bà từ xưa dạy bảo rằng không nên soi gương sau 6 giờ chiều để tránh thấy điều không thuộc về cõi dương. Đặc biệt trong đêm giao thừa lại càng quan trọng hơn. Nhiều người tin rằng việc soi gương vào lúc này rất dễ nhìn thấy “ma quỷ”, kéo theo đó là những điều không may, xui rủi.
- Không làm đổ dầu
Vào đêm giao thừa trong lúc cúng kiếng, gia chủ nên cẩn thận không nên làm đổ dầu (dầu máy, dầu đèn). Mùi của dầu rất hăng sẽ lấn át mùi của hoa và rượu và khiến “ma quỷ” tỉnh dậy. Từ đó mà tai hoạ và bệnh tật cũng lũ lượt kéo đến.
- Không nên mặc trang phục toàn trắng hoặc đen
Trắng và đen là hai màu cơ bản và có thể chiếm đa số trong tủ đồ của nhiều người. Tuy nhiên đây là hai sắc màu được cho là cấm kỵ trong trang phục ngày Tết.
Trong văn hoá Á Đông, trắng và đen thường tượng trưng cho sự buồn bã, u ám, tang thương. Đây đều là những cảm giác tiêu cực nên tránh vào năm mới. Thay vào đó, bạn có thể ưu tiên những gam màu tươi sáng, trẻ trung tượng trưng cho phú quý như đỏ, xanh, vàng…
>>>>>Xem thêm: Điềm báo giật chân mày theo giờ ở nam và nữ? Tốt hay xấu?
Trên đây là những hướng dẫn cách cúng giao thừa chuẩn Tết cổ truyền Việt Nam. Hy vọng qua bài viết trên quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những phong tục ngày Tết. Từ đó mang lại nhiều may mắn và sung túc cho gia đình dịp năm mới. Theo dõi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhất.
>>> Xem thêm:
- Cách Cúng Đất Đai Trong Nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần
- Cách thờ cúng ở phòng trọ, ở trọ có nên thờ cúng không?
- Xông đất là gì? Ý nghĩa và cách chọn người xông đất Tết 2023