Hoa hướng dương là loài hoa được nhiều người yêu thích bởi mang sắc vàng rực rỡ và có rất nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc cũng như kỹ thuật trồng loài hoa này. Cùng Mua Bán tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa của hoa hướng dương bằng bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ý nghĩa của hoa hướng dương, cách trồng và kỹ thuật chăm sóc hoa
I. Đặc điểm của loài hoa hướng dương
Cùng tìm hiểu về một số đặc điểm đặc trưng nhất của loài hoa hướng dương nhé:
- Hướng dương là loài cây có thuộc giống thân thẳng với chiều cao từ 1 – 3m có lớp lông trắng bao phủ.
- Lá của cây hướng dương rất to có màu xanh đậm, mọc so le nhau, hai mặt lá cũng có lông trắng bao phủ.
- Hoa có màu vàng rực rỡ, rát nhiều cánh mỏng, nhụy màu nâu, lưỡng tính. Đường kính của mỗi bông hoa khoảng từ 6 – 20cm. Thời điểm hoa nở rộ nhất là tháng 7 đến tháng 10 dương lịch hàng năm.
- Hướng dương có hai loại chính là hướng dương lùn và hướng dương cao. Trong đó hướng dương lùn có kích thước nhỏ và chiều cao từ 30-60cm, đường kính hoa từ 5-10cm. Loại này thường được trồng trong chậu nhỏ để trang trí bàn làm việc, ban công, phòng khách… Còn hướng dương kích thước từ 1 – 1,35m, đường kính hoa từ 7-10cm, được trồng với số lượng lớn phục vụ tham quan và thu hoạch hạt.
Tham khảo thêm: Cây vạn niên thanh: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và giá bán
II. Nguồn gốc của cây hoa hướng dương
Hoa hướng dương (Sun Flower) có tên khoa học là Helianthus Annuus, ngoài ra còn được gọi với một số tên khác như hướng dương quỳ tử, Quỳ tử, Quỳ hoa tử, Thiên quỳ tử. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến tên “Hoa Mặt Trời”, bởi hình dáng của hoa của rất giống với mặt trời và loại hoa này cũng luôn hướng về phía có ánh sáng mặt trời. Hoa hướng dương thuộc họ Asteraceae (họ Cúc), có nguồn gốc từ đất nước Mexico thuộc vùng Bắc Mỹ. (tham khảo: Tại đây)
III. Ý nghĩa đặc biệt của hoa hướng dương
Có thể ở mỗi quốc gia hoa hướng dương sẽ mang những ý nghĩa riêng nhưng tựu chung lại đều là mang đến điềm tốt lành và may mắn.
Ví dụ như ở Trung Quốc hoa hướng dương biểu trưng sự trường thọ thì ở các nước châu Âu lại là hình ảnh của sự kiên định, bền vững. Còn tại Nam Mỹ thì hoa hướng dương chính là biểu tượng của sự thiêng liêng, thờ phụng.
Trang trí hoa hướng dương trong nhà sẽ mang lại ấm áp, sung túc cũng như giúp không khí được tươi tắn và vui vẻ hơn. Trong tình yêu, hoa hướng dương sẽ đại diện cho lòng thủy chung và sắc son. Còn trong tình bạn hoa hướng dương mang ý nghĩa sự ấm áp, chân thành và kiên định trong mối quan hệ công việc. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về hoa hướng dương mang ý nghĩa gì trong những trường hợp sau:
1. Ý nghĩa hoa hướng dương trong tình yêu
Bên cạnh hoa hồng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu thì hoa hướng dương cũng mang đến ý nghĩa sâu sắc và tuyệt vời trong tình yêu đôi lứa. Đây là loại hoa dù được sinh sống và phát triển ở đâu đi chăng nữa thì vẫn luôn luôn hướng về phía mặt trời.
Hoa hướng dương gắn với giai thoại tình yêu của nàng tiên cá giành cho vị thần mặt trời, nên càng cho ta thấy được tình yêu mãnh liệt không bao giờ lụi tàn. Sự chung thủy son sắt, tình cảm lâu bền trước sau như một, dù trải qua bao khó khăn sóng giớ vẫn luôn hướng về duy nhất một người. Đó chính là một tình yêu chân thành với sự hi sinh thầm lặng, và luôn hy vọng về một tương lai tươi sáng.
2. Ý nghĩa hoa hướng dương trong cuộc sống
Trong cuộc sống hình ảnh hoa dướng dương cũng mang nhiều ý nghĩa vô cùng tốt đẹp sau đây:
- Niềm hạnh phúc và sự may mắn: Màu vàng là màu sắc đặc trưng của hoa hướng dương, nó giống với màu của ánh sáng mặt trời, tạo nên sự ấm áp, tràn đầy sức sống. Đây cũng là màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, sung túc cho mỗi người và mỗi gia đình. Chính bởi vậy, hoa hướng dương vẫn thường được tặng trong các dịp quan trọng như khai trương, sinh nhật… với mong muốn mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
- Sức khỏe và trường thọ: Đây là loài hoa luôn hướng về phía ánh nắng mặt trời, thể hiện sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, do đó được coi là biểu tượng của sự trường thọ. Tại Việt Nam đã có “Ngày hội hoa hướng dương vì trẻ em ung thư” được tổ chức hàng năm với mong muốn tiếp thêm nguồn sức mạnh, sự tự tin và lạc quan cho các em nhỏ vượt qua khó khăn, bệnh tật.
- Sự biết ơn và niềm tôn kính: Hoa hướng dương thể hiện sự tôn kính, biết ơn trân trọng đến hững thế hệ đi trước hoặc những người thân yêu trong gia đình. Hoa hướng dương có thể được tặng vào những dịp lễ như 20/11, ngày sinh nhật tiền bối, ngày sinh nhật bố mẹ…
- Niềm tin và lạc quan trong cuộc sống: Hoa hướng dương thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, luôn luôn nhìn về một tương lai tươi sáng. Cho dù có gặp khó khăn vẫn luôn cố gắng vươn lên, vượt qua chông gai, chinh phục mọi thử thách để trở thành bông hoa tươi đẹp nhất.
3. Ý nghĩa hoa hướng dương trong phong thuỷ
Hoa hướng dương có màu sắc tươi sáng nên theo phong thủy nó sẽ mang đến một nguồn năng lượng tích cực. Do đó, trang trí hoa hướng dương trong nhà sẽ mang lại không gian sống vui tươi hơn, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Hoa hướng dương hay hoa mặt trời là loài hoa mang năng lượng mặt trời vì thế theo phong thủy sẽ mang hành Hỏa. Trong hành Hỏa sẽ có 6 nạp âm Hỏa đó là:
- Sơn đầu Hỏa: Lửa trên núi (Lửa từ việc đốt rừng, đốt cây cối để làm nương rẫy)
- Sơn Hạ Hỏa: Lửa dưới chân núi (Lửa từ bếp của những ngôi nhà dưới chân núi)
- Thiên Thượng Hỏa: Ánh nắng mặt trời (Đến từ tự nhiên, không thể có tác động từ con người)
- Phúc Đăng Hỏa: Lửa đèn dầu (Lửa từ việc đốt giấy, thân đuốc và dầu mới có thể cháy được).
- Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò (Lửa dùng gỗ để đốt, dùng để rèn kim loại hoặc nấu nướng).
- Tích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét (Lửa tự nhiên nhưng cần nhờ mưa gió để phát huy năng lượng)
Như vậy ta có thể thấy, hoa hướng dương hành Hỏa sẽ hợp với người có mệnh nạp âm Thiên Thượng Hỏa nhất. Đó là những người sinh năm 1978 (Mậu Ngọ), 1979 (Kỷ Mùi). Ngoài ra các gia chủ thuộc 5 nạp âm Hỏa còn lại nếu trang trí hoa hướng dương trong nhà cũng đều tốt và mang lại niềm vui, tinh thần vui vẻ, sức khỏe bình an. Các tuổi cụ thể như sau:
- Sơn Đầu Hỏa: Giáp Tuất 1994 và Ất Hợi 1995
- Lư Trung Hỏa: Bính Dần 1986 và Đinh Mão 1987
- Phúc Đăng Hỏa: Giáp Thìn 1964 và Ất Tỵ 1965
- Sơn Hạ Hỏa: Bính Thân 1956 và 2016; Đinh Dậu 1957 và 2017
- Tích Lịch Hỏa: Mậu Tý 1948 và 2008; Kỷ Sửu 1949 và 2009
Ngoài ra, hoa hướng dương cũng hợp với các gia chủ mang mệnh Mộc và mệnh Thổ nếu có ý định trồng và trang trí loại hoa này trong nhà.
Tham khảo thêm: Các loại cây trầu bà và những lưu ý khi trồng, chăm sóc cây
IV. Công dụng mà cây hoa hướng hướng dương mang lại
Hoa hướng dương có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày, thông dụng nhất là dùng trong việc trang trí nhà cửa, làm quà tặng, thực phẩm bổ dưỡng hoặc được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
Trang trí nhà cửa:
- Hoa hướng dương rất phổ biến cho việc trang trí nhà cửa vì nó thích hợp với hầu hết mọi không gian lớn nhỏ, trong nhà cũng như ngoài trời. Có thể sử dụng hướng dương thân lùn cho phòng nhỏ hoặc văn phòng và hướng dương thân cao khi trang trí không gian rộng hoặc khu vực cổng ngõ.
- Hoa hướng dương còn được cắm vào bình trưng bày ở phòng khách, phòng bếp hoặc tại các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, cửa hàng, tiệc cưới… Hoa cũng được kết thành những bó hoặc lẵng hoa dùng tặng bạn bè, người thân, đối tác khách hàng trong nhiều dịp quan trọng.
- Ngoài ra hoa hướng dương còn được trồng thành từng cánh đồng hoa rộng lớn để phục vụ du lịch. Khách du lịch có thể tới chiêm ngưỡng và check-in chụp ảnh tại các đồi hoa hướng dương tuyệt đẹp tại: Nghệ An, Ecopark – Hà Nội, Sapa – Lào Cai, Bửu Long – Đồng Nai, Đà Lạt…
Là loại thực phẩm bổ dưỡng
• Hạt của hoa hướng dương được dùng làm thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Đây là loại hạt vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe con người bởi nó chứa rất nhiều vitamin E, Kali, dầu béo và khoáng chất.
• Hạt hướng dương sau khi rang chín được xem là món ăn vặt hàng ngày và không thể nào thiếu được khi tiếp khách trong ngày Tết. Ngoài ra có thể dùng hạt hướng dương làm sữa hạt, làm bánh kẹo, dầu ăn vô cùng tốt cho sức khỏe.
• Hạt hướng dương được xuất khẩu ra nước ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện nguồn thu nhập cho người dân.
Tìm hiểu thêm: Mã não và những công dụng tuyệt vời – Cách phân biệt thật giả
Vị thuốc chữa bệnh:
- Lá của cây hoa hướng dương có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp và giúp tăng cường tiêu hóa.
- Hạt có tính bình, ngọt nhẹ, có công dụng chữa chứng suy nhược, chán ăn, giúp ngủ ngon an thần.
- Vỏ của hạt hướng dương chữa chứng ù tai, giảm khó chịu khi mệt mỏi, mất ngủ.
- Hoa dùng chữa chứng sưng phù mặt và đau đầu.
- Phần cành hoa và lõi thân cây dùng để chữa bệnh sỏi tiết niệu, đi tiểu ra máu.
- Rễ cây dùng chữa các bệnh đau vùng thượng vị, vùng sườn, vùng ngực.
- Cây hướng dương có thể chữa một số chứng bệnh khác như sốt, ho gà, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, viêm loét âm đạo.
Lưu ý: Công dụng trên của hoa hướng dương cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi áp dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ hoặc sử dụng liều lượng không chính xác.
Tham khảo thêm: Cây sâm đất là gì? Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe
V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hướng dương
Nếu bạn đang có nhu cầu trồng hoa hướng dương tại nhà thì cùng tham khảo kỹ thuật trông và chăm sóc cây ngay sau đây nhé:
1. Kỹ thuật trồng
Hoa hướng dương có thể được trồng theo 2 kỹ thuật là gieo hạt và giâm cành, cụ thể như sau:
Kỹ thuật gieo hạt
Chuẩn bị:
- Hạt giống: Kiểm tra tình trạng hạt giống phải đảm bảo chắc khỏe, không sâu bệnh, không mối mọt, ẩm mốc.
- Chậu (chất liệu tùy ý)
- Đất trồng: Đất trồng tơi xốp và chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 8 tiếng để kích mầm hiệu quả (đặt tại nơi thoáng mát, có ánh nắng)
- Bước 2: Đổ đất vào chậu sau đó đào hố gieo hạt với độ sâu tầm 2.5cm.
- Bước 3: Gieo hạt xuống hố và lâp đất lên trên.
Kỹ thuật giâm cành
Chuẩn bị:
- Cành giống: Kiểm tra cành giống phải có chồi khỏe, không bị sâu bệnh, hư hỏng.
- Đất trồng: Đất tơi xốp và nhiều chất dinh dưỡng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt đầu cành có đỉnh chồi, độ dài cành từ 6 – 8cm.
- Bước 2: Cắt bỏ lá gốc, tiếp tục loại bỏ các đốt sâu bệnh.
- Bước 3: Sau khi vết cắt khô thì cắm cành xuống cát, lưu ý độ sâu khoảng ⅛ – ½ độ dài cành.
- Bước 4: Sau tầm 20 ngày cây con sẽ phát triển, khi cây cao khoảng 2cm là có thể chuyển sang trồng vào chậu đất.
2. Cách chăm sóc
- Độ ẩm: Muốn hoa phát triển tốt cần giữ độ ẩm cho đất, do đó cần tưới nước đều đặn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Nên tưới nhẹ nhàng, tốt nhất là dùng bình tưới nhỏ để không làm hư hại đến cây.
- Bón phân: Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần bón phân 2 lần/tuần, mỗi tháng bón thêm phân hữu cơ hoặc NPK cây.
- Ánh sáng: Hướng dương là cây ưa nắng nên cần trồng cây ở những nơi có nhiều ánh nắng để hỗ trợ cây quang hợp tốt nhất.
- Vệ sinh môi trường: Cần làm sạch cỏ và xới đất xung quanh gốc, khi cây vào giai đoạn trưởng thành có thể phun thuốc trừ sâu bệnh để phòng ngừa mọt, sâu bướm làm hư hại cây.
Tham khảo thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
VI. Địa chỉ và giá bán hoa hướng dương trên thị trường hiện nay
Hoa hướng dương là loại hoa rất phổ biến nên nếu có nhu cầu, bạn có thể tìm mua tại bất cứ nhà vườn, cửa hàng hoa, cây cảnh hoặc ở các khu chợ. Giá của một cây hoa hướng dương khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng/cây hoặc đắt hơn tùy kích thước
Hướng dương rất dễ trồng và chăm sóc nên giá thành của hoa cũng khá rẻ, bạn có thể mua lẻ với giá khoảng 10.000 đồng/bông để về cắm. Nhưng với một bó hoa bó sẵn thì sẽ có giá khoảng 200.000 – 500.000 đồng/bó, thậm chí đắt hơn nhiều vì tùy vào phụ kiện cũng như sự cầu kỳ của bó hoa. Các bạn có thể mua hoa hướng dương tại các cửa hàng của Hoa Tươi 360, Đà Lạt Hasfarm…
VII. Tham khảo 1 số hình ảnh hoa hướng dương đẹp
Cùng ngắm nhìn một số hình ảnh hoa hướng dương đẹp mà Mua Bán đã sưu tầm ngay dưới đây:
>>>>>Xem thêm: Tuổi Đinh Hợi hợp hướng nào? Hướng nhà kích tài tăng lộc
Bài viết trên đã gửi đến bạn thông tin về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc hoa hướng dương chi tiết nhất. Hy vọng rằng bạn sẽ trồng thành công những chậu hướng dương để tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình. Đừng quên truy cập mỗi ngày để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm: Cây Tùng La Hán: Ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc
Nguyễn Trà My