Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cây sống đời không chỉ là một loài cây cảnh trang trí, mà còn là vị thuốc phổ biến, được sử dụng lâu năm ở Việt Nam và các nước Đông Á. Ngoài tác dụng chính tỏng dân gian là điều trị bỏng cây sống đời còn có đem lại nhiều ý nghĩa phong thuỷ khác. Cùng khám phá đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống trong bài viết dưới đây.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Bạn đang đọc: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

1. Đôi nét về cây sống đời

1.1. Nguồn gốc

Sống đời (có tên khoa học Kalanchoe pinnata) là một loại cây thân thảo và phân nhánh. Khi trưởng thành, cây có thể đạt độ cao khoảng 1m. Thân cây nhẵn mịn và có màu tím hoặc xanh. Cây sống đời nở hoa vào mùa xuân, thường được sử dụng làm cây trang trí trên bàn thờ vào ngày Tết. Hoa của cây sống đời có thể mọc thành từng cụm có màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Đôi nét về cây sống đời

Cây sống đời phát triển mạnh mẽ ở những nơi có ánh sáng. Ở Việt Nam, cây sống đời còn có các tên gọi khác như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử,…

Nguồn tham khảo: Wikipeida

1.2. Cây sống đời có mấy loại?

Ở nước ta, có nhiều loại cây sống đời với hình dạng và màu sắc đa dạng. Dưới đây là một số loại phổ biến:

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cây sống đời còn được gọi là cây bỏng ta

  • Sống đời Đà Lạt có nguồn gốc từ Đà Lạt, hoa nhỏ, có hình dạng bông nhuyễn màu đỏ thẫm, hồng, vàng hoặc cam. Cây nở rộ vào dịp Tết và được sử dụng để trang trí.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Sống đời Đà Lạt có nguồn gốc từ Đà Lạt

  • Cây sống đời lá dài có phiến lá dài, với viền răng cưa, cong và rủ xuống. Khác với hai loại trên, hoa loại cây này mọc thẳng đứng và thường có màu hồng. Hầu hết hoa chỉ nở vào tháng Giêng.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cây sống đời lá dài có phiến lá dài, với viền răng cưa

  • Cây sống đời ngũ sắc có hình dạng đặc biệt với 5 màu khác nhau. Tương tự sống đời Đà Lạt, có bông nhuyễn và chỉ nở vào dịp Tết truyền thống, do đó rất được ưa chuộng trong việc trang trí nhà cửa.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cây sống đời ngũ sắc

2. Ý nghĩa của cây sống đời

2.1 Công dụng cây sống đời đem lại

Việc trồng cây sống đời mang đến nhiều công dụng thiết thực và tốt cho sức khỏe. Trong dân gian, cây sống đời được xem như một bài thuốc có khả năng chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, mắt đỏ và sưng đau.

Hơn nữa, nhiều người sử dụng cây sống đời để đắp mụn nhọt, chữa viêm ruột và đi tiểu ra máu. Tuy nhiên, những bài thuốc này thường được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng bài thuốc dân gian này.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Công dụng cây sống đời đem lại

Ngoài ra, cây sống đời cũng được biết đến như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tốt cho ruột. Đồng thời, nó còn có khả năng hỗ trợ chữa trị các bệnh ngoại khoa và nhiễm trùng mà không gây ra tác dụng phụ đáng kể.

2.2 Ý nghĩa phong thuỷ

Màu hoa của sống đời đa dạng như đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng phù hợp với các tuổi với tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Mùi. Vậy nên trồng cây sống đời sẽ giúp những người tuổi này gặp nhiều may mắn, thuận lợi, tránh được rắc rối và khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, tùy thuộc vào màu sắc của hoa, mà cây sống đời cũng phù hợp với các mệnh khác nhau. Theo hệ thống ngũ hành, cây sống đời thuộc mệnh Thổ, vì vậy nó phù hợp với những người cũng có mệnh này.

Đồng thời, mệnh Thổ tương sinh với mệnh Hỏa. Thế nên, ngoài mệnh Thổ, những người có mệnh Hỏa cũng phù hợp với cây sống đời. Việc trồng cây sống đời trong phong thủy có thể giúp những người này tăng khí dương, giảm khí âm.

Tìm hiểu thêm: Cây bàng Singapore: Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc chuẩn nhất

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
Cây sống đời thuộc mệnh Thổ

Bên cạnh màu sắc của hoa, việc chọn màu chậu cũng đóng góp vào yếu tố hợp mệnh:

  • Những người có mệnh Thủy nên chọn chậu đen hoặc xanh.
  • Gia chủ mệnh Kim nên chọn chậu bạc hoặc trắng.
  • Người có mệnh Mộc nên chọn chậu màu vàng hoặc nâu.

Sống đời mang sức mạnh bền bỉ và trường thọ, đúng theo tên gọi của nó. Lá sống đời rụng xuống đất có thể mọc rễ và trở thành cây con, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và trường tồn theo thời gian. Vì vậy, vào ngày Tết, cây sống đời thường được đặt trong gia đình như một lời cầu mong về sức khỏe và hạnh phúc. Bên cạnh đó, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Nếu đặt cây trên bàn học hoặc bàn làm việc, nó còn biểu thị ý chí vươn lên, sự cổ vũ để bạn không từ bỏ. Đặc biệt đối với sĩ tử, việc trồng cây sống đời còn mang ý nghĩa mong muốn thành công trong công việc và học tập.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa Hỏa sinh Thổ trong ngũ hành và các ứng dụng trong đời sống

3. Cách trồng và chăm sóc cây sống đời đúng cách

Cây sống đời có thể được trồng và chăm sóc theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng

  • Chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.
  • Trộn đất với tro trấu, vôi bột và xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1:1 để tạo ra một loại đất phù hợp cho cây sống đời phát triển tốt hơn.

Bước 2: Trồng cây sống đời

  • Trồng cây sống đời bằng cách gieo hạt hoặc trồng từ lá già.
    • Trồng bằng lá: Gieo khoảng từ 2 đến 3 lá già từ cây sống đời xuống đất ẩm, bón phân và tưới nước đầy đủ. Sau vài ngày, cây con sẽ mọc ở mép lá già. Khi cây con đã mọc được 2 lá, bạn có thể tách cây con ra và trồng nó trong chỗ mới.
    • Trồng bằng hạt: Gieo hạt xuống đất trồng đã chuẩn bị, tưới nước đầy đủ và đợi cho cây mọc ra 2 lá. Sau đó, đem cây con ra và trồng vào chậu lớn để cây có không gian phát triển tốt hơn.

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cách trồng và chăm sóc cây sống đời

Bước 3: Chăm sóc cây sống đời

  • Ánh sáng: Cây sống đời thích nắng nhẹ, nên đặt nó gần cửa sổ hoặc trong nơi có ánh sáng tự nhiên vừa đủ. Nếu cây sống đời được đặt trong phòng, hãy đảm bảo nó được tắm nắng ít nhất một lần/ ngày. Nhiệt độ lý tưởng cho cây sống đời là từ 20 – 32 độ C.
  • Tưới nước: Tưới nước cho cây sống đời khoảng 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Đối với cây sống đời có nhiều tầng lá, mỗi ngày chỉ tưới nước vào buổi sáng. Hạn chế tưới quá nhiều nước để tránh làm chết lá ở các tầng trên và gây hại cho cây.
  • Bón phân: Sau 5 ngày kể từ khi trồng, bạn có thể bón phân bằng cách thêm 1-2 muỗng cà phê phân bón vào cây sống đời. Trong 15 ngày tiếp theo, bạn có thể sử dụng phân NPK và bánh dầu, sau đó tưới nước lên cây sống đời.

Lưu ý: Khi tưới nước và bón phân, hãy tránh tưới lên hoa. Nếu dinh dưỡng bám vào hoa, có thể gây ảnh hưởng và khiến hoa héo và chết.

Tìm hiểu thêm: Top 32 cây cảnh trong nhà phong thủy thu hút may mắn, tài lộc

4. Một số hình ảnh cây sống đời đẹp

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về cây sống đời hay còn gọi với cái tên dân gian là cây lá bỏng:

Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

Cây sống đời với màu sắc hoa đa dạng
Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
Cây sống đời đơn sắc, trang trí nhà cửa, bàn làm việc
Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
Vườn hoa sống đời rực sắc đỏ, hồng
Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
Hoa sống đời màu vàng – hồng độc đáo
Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
Hoa sống đời mang ý nghĩa phong thuỷ tốt
Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống

>>>>>Xem thêm: Ngã năm Chuồng Chó: Nguồn gốc tên gọi và các tiện ích khu vực

Cây sống đời dễ trồng và chăm sóc

Hy vọng rằng những kiến thức về công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sống đời sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng sở hữu những chậu hoa đẹp ưng ý! Ngoài ra, đừng quên theo dõi để cập nhật đa dạng các tin tức về cây cảnh, thú cưng, , phong thuỷ, ,… nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Đá san hô là gì? Công dụng đặc biệt của đá san hô mà ít ai biết!
  • Mệnh Hỏa Hợp Hoa Gì? Tiết Lộ 11 Loài Hoa Hợp Mệnh Hỏa 2023
  • Cây cúc tần: Đặc điểm, thành phần hóa học và công dụng
  • Cây tuyết tùng – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *