Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Tháng chạp là tháng cuối cùng trong năm, là thời điểm mọi người tổng kết lại điều đã qua và chuẩn bị đón chào năm mới. Trong tháng này, nhiều gia đình Việt Nam cũng thường tổ chức lễ cúng xe cuối năm để cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thuận lợi trên mọi nẻo đường. Cùng tìm hiểu cách cúng xe cuối năm đầy đủ chi tiết, đón tài lộc ngay bên dưới.

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

I. Ý nghĩa của việc cúng xe cuối năm

Trong cuộc sống hàng ngày, việc tham gia giao thông luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Bằng cách cúng xe, người chủ bày tỏ lòng biết ơn đối với Thần Linh đã che chở và bảo vệ họ trên các hành trình sử dụng xe an toàn. Đồng thời, mong cầu sự che chở và bảo vệ từ Thần Linh trên các cung đường sắp tới.

Bạn đang đọc: Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Đây là một hành động biểu thị lòng thành kính và tôn trọng đối với Thượng Đế, giúp họ tránh được những điều xấu, rủi ro và đen đủi trong hành trình.

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Ý nghĩa của việc cúng xe cuối năm

Xem thêm: Lễ tạ đất cuối năm 2024 – Cách sắm lễ và văn khấn cúng tạ đầy đủ

II. Nên cúng xe cuối năm vào ngày nào, giờ nào?

Việc chọn ngày giờ cúng xe rất quan trọng để đảm bảo sự tốt lành và may mắn cho gia chủ. Đa số chủ xe thường bày mâm cúng vào ngày đưa ông Táo về trời, tức ngày 23 âm lịch.

Ngoài ra, giờ Tỵ (khoảng 9h-11h) cũng được xem là khoảng thời gian gần trưa, gọi là Ngung Trung. Đây được coi là thời điểm thích hợp để tiến hành nghi thức cúng xe. Bởi trong khoảng thời gian này, năng lượng trong không gian được cho là tốt nhất để đón nhận những lời cầu nguyện và khấn thỉnh.

III. Cúng xe cuối năm cần chuẩn bị những gì?

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Cúng xe cuối năm cần chuẩn bị những gì?

Tùy vùng miền sẽ có phong tục và nghi thức khác nhau, không có quy định chung. Tuy nhiên, để cúng xe cuối năm, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ bộ lễ dâng cúng cơ bản sau đây:

  • Mâm ngũ quả tươi và đầy đặn: Bao gồm 5 loại trái cây có màu sắc khác nhau, thể hiện sự phong phú và đa dạng.
  • Bình hoa tươi
  • Ly nước trắng
  • Đĩa gạo muối
  • Xấp giấy tiền vàng mã
  • Cặp đèn cầy đỏ hoặc nến cốc
  • Cây nhang
  • Chén nhỏ rượu
  • Chén nhỏ trà
  • Đồ mặn hoặc đồ chay

Xem thêm: Cách cúng xe ô tô mới mua về và những lễ vật cần chuẩn bị?

IV. Các mẫu văn khấn cúng xe cuối năm đầy đủ chi tiết nhất

Dưới đây là các mẫu văn khấn cúng xe cuối năm tổng hợp cho bạn. Đây là các bài văn khấn cúng xe chuẩn xác nhất, được đông đảo lái xe tin chọn. Ngoài bài văn khấn, sự thành tâm với Chư vị Bề trên cũng nên được đặt lên hàng đầu.

Tìm hiểu thêm: Màu hợp mệnh Mộc – Cách chọn màu sắc phong thủy cho người mệnh Mộc

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết
Các mẫu văn khấn cúng xe cuối năm đầy đủ chi tiết nhất

1. Văn khấn cúng xe cuối năm mẫu 1

“Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Tên con là:…

Cung Thỉnh Chư vị thần linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là… và chiếc xe mang biển số… xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn!

(rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật)”

Ngoài xe cách cúng xe cuối năm, nếu có nhu cầu mua xe ô tô, bạn có thể tham khảo các tin đăng dưới đây:

2. Văn khấn cúng xe cuối năm mẫu 2

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm ………..

Tại địa chỉ: ………………………………………………

Con tên là: …………………….……………………….. Sinh ngày: …… /……/…… 

Nhân dịp cuối năm /Đầu năm mới/Đầu tháng,… Con có sắm ít lễ vật cúng xe để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh, thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con mang biển số ………………… năm 2023 được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!

(Đọc lại lần thứ hai)

Nam mô A Di Đà Phật! (vái lạy 3 lần)”

3. Văn khấn cúng xe cuối năm mẫu 3 (khi mua xe mới)

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

Văn khấn cúng xe cuối năm

“Nơi ở (đường….phường…quận…thành phố….

Hôm nay: ngày…tháng…năm….

Con tên:……

Nhân dịp con mua chiếc xe, biển số…., con sắm đồ cúng xe để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh, thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát.

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!!!

(Rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).”

4. Văn khấn cúng xe cuối năm mẫu 4

“Hôm nay thứ …ngày… tháng… năm…

Tên họ người chủ xe:… Sinh năm….

Địa chỉ nơi ở: tên đường… ấp… xã….huyện….

Xin cung thỉnh: chư vị Thần linh, chư vị Thần hoàng bổn cảnh, quý Thổ Địa, chư thánh cùng chư thần cư ngụ cai quản tại nơi đây và những vong linh ở quanh đây xin về đây có buổi sum họp được đầy đủ.

Con xin kính mời chư vị giá đáo thọ hưởng phẩm vật đủ đầy, và phù hộ độ trì cho con tên là… sinh năm và chiếc xế hộp mang biển số là… năm …xuất hành luôn được bình an thượng lộ, công việc làm ăn luôn gặp thuận lợi, mọi việc đều được tất thành, cầu tài cầu lợi được như ý muốn.

Con xin tạ ơn tất cả chư vị thánh thần vong linh!!!”

V. Những điều cần lưu ý khi cúng xe cuối năm

Cúng xe cuối năm: Cách chuẩn bị và bài văn khấn chi tiết

>>>>>Xem thêm: Lục Thập Hoa Giáp là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và ứng dụng

Những điều cần lưu ý khi cúng xe cuối năm

Khi cúng xe cuối năm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chọn các món ăn mặn phù hợp với điều kiện kinh tế, có thể tự làm thay vì mua sẵn.
  • Chuẩn bị lễ vật cúng xe một cách chu đáo, tránh sử dụng hoa giả và trái cây giả.
  • Đặt bàn lễ trước mũi xe, cúng xe ngoài sân. Đồng thời, chọn không gian thoáng, sạch sẽ và ít người qua lại.
  • Chú ý hướng đặt đầu xe, nếu cần hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy.
  • Tránh thắp hương quá gần xe hoặc trong xe, giữ khoảng cách an toàn.
  • Đốt hết vàng mã, không để sót mẩu giấy vàng mã. Có thể đốt tờ sớ khấn chung với vàng mã.

Cúng xe cuối năm là nghi thức quan trọng, đặc biệt đối với những người kinh doanh xe dịch vụ. Đây là cách để bày tỏ lòng thành tâm đối với Thần Linh. Ngoài ra, để đảm bảo nghi lễ trọn vẹn, hãy chuẩn bị văn khấn cúng xe cuối năm với đầy đủ chi tiết. Đừng quên truy cập website mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin mới nhất về phong thủy, việc làm,… bạn nhé!

Xem thêm:

  • Bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất, cầu tài lộc bình an
  • Cúng thần Tài cuối năm mang đến tài lộc cho gia chủ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *