Ở Việt Nam, phòng thờ là không gian thờ cúng không thể thiếu ở mỗi gia đình. Các loại bàn thờ trong nhà được đặt ở những vị trí thiêng liêng nhất với nhiều loại khác nhau thường được sử dụng cho mục đích thờ cúng khác nhau. Vậy ở mỗi gia đình có các loại bàn thờ trong nhà nào? Tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại bàn thờ trong nhà và ý nghĩa, công dụng của từng loại bàn thờ nhé.
Bạn đang đọc: Các loại bàn thờ trong nhà cơ bản và những điều bạn cần biết để gia đạo an lành
I. Các loại bàn thờ trong nhà cơ bản
1. Bàn thờ gia tiên
Từ thời xưa, bàn thờ gia tiên vốn đã gắn liền với đời sống tín ngưỡng của con người Việt Nam. Khi nhắc đến các loại bàn thờ trong nhà không thể không nhắc đến bàn thờ gia tiên. Đây chính là nơi để thờ cúng ông bà, tổ tiên, nơi để con cháu thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn đến những người thân đã khuất.
Tại đây, con cháu có thể sửa soạn các vật phẩm đồ thờ cúng và thắp nén hương để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Đồng thời, bàn thờ gia tiên đóng vai trò như chiếc cầu nối để có thể giúp ông bà tổ tiên trở về thăm và phù hộ cho con cháu.
Phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà mà bàn thờ gia tiên cũng sẽ có các cách sắp xếp khác nhau. Đối với dạng bàn thờ này, gia chủ nên đặt ở những nơi sạch sẽ, cao ráo và yên tĩnh nhất trong nhà. Trên bàn thờ cần phải bày biện đầy đủ bát hương, chân đèn, bài vị hoặc hình ảnh của người quá cố, chỗ thắp nến,…
Bên cạnh đó, các đồ thờ cúng cơ bản không thể thiếu trên bàn thờ chính là hương, chén nước và hoa. Ngoài ra, vào những dịp lễ, Tết, ngày giỗ,… gia chủ cần làm thêm mâm cỗ mặn để thờ cúng cho gia tiên.
Tìm ngay ngôi nhà có nội thất hợp với phong thủy của bạn dưới tin đăng sau
2. Bàn thờ Ông Địa
Người Việt Nam quan niệm rằng Ông Địa là vị thần trông coi đất đai, nhà cửa. Do đó, nhiều gia đình thường lập bàn thờ Ông Địa trong nhà để cầu mong gia đình luôn gặp được may mắn, tránh được những rủi ra, tai ương.
Bàn thờ Ông Địa thường được đặt ở dưới đất và một góc trong nhỏ, phía sau lưng bàn thờ cần có vách tường để dựa vào. Vị trí đặt bàn thờ phải thông thoáng và có tầm nhìn thoáng đãng.
3. Bàn thờ Thần Tài
Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc, mang đến nhiều tài lộc và may mắn. Chính vì vậy mà ngày nay nhiều gia đình thường lập bàn thờ Thần Tài trong ngôi nhà của mình để cầu mong cho việc làm ăn được thuận lợi, tiền bạc dư dả và gặp được nhiều may mắn.
Cũng tương tự vị trí đặt bàn thờ Ông Địa, bàn thờ Thần Tài cũng được đặt ở dưới đất và ở một góc nhà, phía sau bàn thờ nên có vách tường để tựa vào.
>>> Xem thêm: [Giải mã] Có nên đặt bàn thờ Thần Tài hướng ra cửa chính?
4. Bàn thờ Phật
Cùng với sự phát triển của Phật giáo, thờ Phật cũng dần đi vào tín ngưỡng của người Việt Nam như một điều tất yếu. Đối với các Phật tử, bàn thờ Phật chính là một trong những loại bàn thờ không thể thiếu. Thờ Phật là cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với Đức Phật, với những người có công trong việc tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi bể khổ luân hồi.
Bên cạnh đó, thờ Phật cũng là cách để Phật tử học theo những lời Phật dạy, từ đó phát triển năng lực, tinh thần, từ bỏ những thói hư, tật xấu và có đủ trí tuệ sáng suốt, đủ sự từ bi để đi đến bến bờ giác ngộ và sự giải thoát.
Bàn thờ Phật phải được lập ở nơi cao ráo, yên tĩnh. Vào những ngày rằm, mùng một, ngày vía Phật,… cần phải chuẩn bị lễ chay và thắp hương bàn thờ đầy đủ.
5. Bàn thờ Thiên Chúa
Bàn thờ Thiên Chúa là một trong các loại bàn thờ trong nhà dành cho những gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo. Việc thờ cúng Ngài một cách thành tâm sẽ mở ra con đường dẫn chúng ta về với Thiên Chúa. Từ nơi sâu thẳm của tội lỗi, con người bước lên sự thánh thiện bằng sự ân sủng của Thiên Chúa vì Ngài là “đường, là sự thật và là sự sống”.
Những gia đình theo đạo Thiên Chúa thường đặt bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất, trong phòng khách hoặc phòng thờ trên tầng thượng. Tuyệt đối không nên đặt bàn thờ Thiên Chúa ở gầm cầu thang, cạnh nhà vệ sinh,… Nếu đặt bàn thờ Thiên Chúa với bàn thờ gia tiên thì vị trí bàn thờ gia tiên phải thấp hơn bàn thờ Thiên Chúa.
6. Bàn thờ vọng
Bàn thờ vọng là một trong các loại bàn thờ trong nhà dành cho những người ở xa quê, không có điều kiện trở về nhà trong các dịp giỗ, lễ, Tết nhưng muốn hướng về ông bà, tổ tiên. Ngày trước bàn thờ vọng không được sử dụng nhiều vì đa số mọi người đều sống và sinh cơ lập nghiệp tại quê hương của mình, chỉ có một vài trường hợp đặc biệt được gọi là biệt quán, ly hương.
Nếu muốn lập bàn thờ vọng phải trực tiếp về quê để báo cáo với ông bà, tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hay một vài nén hương đang cháy dở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.
Bàn thờ vọng nên được đặt ở một phòng riêng biệt nhằm tăng vẻ tôn nghiêm. Nếu gia đình không có điều kiện để đặt trong phòng riêng thì có thể đặt tại phòng khách. Nhưng bàn thờ vọng phải được đặt cao hơn nơi tiếp khách và nên hướng bàn thờ về hướng quê để gia chủ vái lạy thuận hướng.
7. Bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh
Theo quan niệm dân gian, Bà Cô Ông Mãnh dùng để chỉ những người mất trẻ, chưa lập gia đình. Dân gian tin rằng Bà Cô Ông Mãnh rất linh thiêng. Tuy nhiên, Bà Cô Ông Mãnh là những người ít tuổi nên không thể thờ chung cùng với các cụ và tổ tiên được. Do đó, bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh thường được đặt ở phía dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Nếu muốn đặt cùng bàn thờ tổ tiên thì phải thiết kế thấp hơn một bậc.
Bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh không cần phải bày trí quá phức tạp, chỉ cần đặt bài vị (ảnh), bát hương, đèn, chén nước,… Gia chủ cúng cho Bà Cô Ông Mãnh vào những ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ, Tết giống thờ tổ tiên. Nếu người thờ cúng ngang hàng với Bà Cô Ông Mãnh thì chỉ cần khấn mà không cần lễ, nếu thuộc hàng dưới phải khấn và lễ đầy đủ.
8. Bàn thờ người mới mất
Theo phong tục Việt Nam, người vừa mới mất trong gia đình sẽ chưa được thờ chung với tổ tiên. Khi đó, gia đình nào có người thân vừa mất phải lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Sau 3 năm mới được rước lên để thờ chung với bàn thờ tổ tiên.
Tìm hiểu thêm: Những mẫu tượng rắn phong thủy phù trợ cực tốt cho gia chủ
Bàn thờ người vừa mất không cần phải bày trí quá nhiều chỉ cần: Một bát hương, bài vị (hoặc ảnh), chén nước, lọ hoa, ngọn đèn,…
>>> Xem thêm: Chi tiết bài văn khấn 100 ngày cho người đã khuất đầy đủ nhất 2023
II. Một số mẫu bàn thờ được ưa chuộng hiện nay
1. Bàn thờ trong nhà kiểu đứng
Ngày nay, do xã hội phát triển khiến cho không gian sống ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, không vì thế mà phong tục thờ cúng tổ tiên bị mai một. Do đó, các mẫu bàn thờ đứng đơn giản ngày càng được ưa chuộng để tạo không gian thờ cúng trang nghiêm. Mẫu bàn thờ đứng không chỉ giúp tiết kiệm được diện tích mà còn có thể kết hợp cùng với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
2. Bàn thờ trong nhà treo tường
Bàn thờ trong nhà treo tường là một loại bàn thờ được thiết kế để treo lên tường nhà nhằm tạo không gian thờ cúng hiện đại, nhỏ gọn, thích hợp với những ngôi nhà có không gian thờ hẹp hoặc căn hộ chung cư, bàn thờ treo tường đa dạng về chủng loại và kích thước, rất phù hợp với kiến trúc hiện đại.
3. Tủ thờ
Hiện nay, tủ thờ đang là một dạng bàn thờ đứng đang được nhiều gia đình lựa chọn. Tủ thờ được thiết kế gần giống với những mẫu bàn thờ đứng truyền thống nhưng có thêm tủ chứa rộng rãi nên gia chủ có thể sắp xếp thêm nhiều đồ thờ cúng ở trong.
4. Sập thờ
Sập thờ là một mẫu bàn thờ trong nhà được xem là nét đẹp tâm linh thờ cúng của người Việt từ xưa đến nay. Với thiết kế dày dặn, chắc chắn, hoa văn được chạm khắc tỉ mà và tinh tế, mang nhiều ý nghĩa thờ cúng tâm linh sâu sắc.
5. Bàn thờ án gian
Bàn thờ án gian là bàn thờ được dùng trong các nhà thờ gia tiên lớn, nhà từ đường, đình chùa,… được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.
6. Bàn thờ ô xa
Bàn thờ ô xa được thiết kế có nhiều ô kính. Bên trong mỗi ô có hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàng kim. Những mẫu hoa văn họa tiết này được bảo quản trong các ô kính nên có độ bền cao, giữ được nét đẹp của các đường nét chạm khắc và màu sơn.
III. Những kiêng kỵ gia chủ cần biết khi thiết kế bàn thờ
1. Vị trí bàn thờ
Theo quan niệm dân gian, bàn thờ không nên đặt ở vị trí trực diện với cửa chính của nhà vì có thể dễ dàng thu hút các linh khí xấu từ bên ngoài. Ngoài ra, bàn thờ cũng không nên đặt ở phòng ngủ hoặc nhà bếp, nơi có nhiều năng lượng tiêu cực.
2. Hướng đặt bàn thờ
Bàn thờ nên đặt ở hướng Tây hoặc Đông, vì đó là hướng linh thiêng và mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
3. Kích thước bàn thờ
Kích thước bàn thờ cần phù hợp với diện tích của phòng và không quá to hoặc quá nhỏ. Nếu bàn thờ quá to sẽ gây áp lực và tạo cảm giác bất an cho gia chủ còn quá nhỏ thì không đủ để đặt các đồ vật cúng tế.
4. Đồ vật cúng tế
Đồ vật cúng tế trên bàn thờ cần được chọn một cách cẩn thận. Các đồ vật này phải sạch sẽ và được bố trí theo trật tự. Nên tránh đặt các đồ vật có hình ảnh kinh dị, tối tăm, bẩn thỉu hay liên quan đến cái chết.
5. Vật phẩm trang trí
>>>>>Xem thêm: Cung Huynh Đệ là gì? Giải mã ý nghĩa ở các sao tử vi
Các vật phẩm trang trí xung quanh bàn thờ cũng rất quan trọng. Nên tránh đặt các vật phẩm có màu đen, đỏ và đồng thời không nên đặt những vật phẩm cúng tế trên các vật phẩm trang trí.
6. Số lượng đèn và nến
Số lượng đèn và nến được đặt trên bàn thờ trong nhà phải là số lẻ và không quá nhiều. Nếu đèn và nến quá nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.
7. Sắp xếp đồ vật
Đồ vật cúng tế và vật phẩm trang trí trên bàn thờ cần được sắp xếp một cách đẹp mắt và theo trật tự. Không nên để các đồ vật đè lên nha, hoặc để chúng quá gần nhau. Nếu sắp xếp không hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến năng lượng trên bàn thờ và ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.
8. Vệ sinh bàn thờ
Bàn thờ cần được vệ sinh thường xuyên và luôn được giữ sạch sẽ. Nếu bàn thờ bẩn hoặc không được giữ gìn, năng lượng trên bàn thờ sẽ bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
9. Không đặt vật phẩm vô nghĩa
Không nên đặt các vật phẩm vô nghĩa, không có giá trị cúng tế lên bàn thờ. Nếu như thấy không đủ đồ cúng, có thể thay thế bằng những đồ cúng tế khác.
10. Thờ cúng đầy đủ và đúng cách
Cuối cùng, khi đã thiết kế bàn thờ đúng kiểu cách, việc thờ cúng cũng cần được thực hiện đầy đủ và đúng cách. Việc thờ cúng đúng cách sẽ giúp gia chủ đem lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia đình.
IV. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại bàn thờ trong nhà thông dụng hiện nay và ý nghĩa của chúng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ có được những kiến thức mới trong việc thờ cúng tại gia. Truy cập để đọc thêm những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khác.
>>> Xem thêm:
- Nằm mơ thấy bàn thờ là báo hiệu điềm gì sắp xảy ra
- Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên: Thủ tục, bày cúng chi tiết và đầy đủ